cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH – Thầy tôi, người thầy giáo, người anh hùng liệt sĩ….

Thứ hai - 22/07/2013 20:47
byporno.net – Nhân dịp ngày 27-7, ngày Thương binh, liệt sĩ, Ban biên tập trân trọng giới thiệu bài viết của thầy giáo Nguyễn Ngọc Bảo – trường PTDTNT tỉnh, viết – tri ân nhà giáo, anh hùng liệt sĩ Trần Duy Thời, nhà giáo đã gửi gắm tuổi thanh xuân tại Ký túc xã Mường Lay nay là trường PTDTNT tỉnh.
THẦY TÔI - NGƯỜI THẦY GIÁO, NGƯỜI ANH HÙNG LIỆT SĨ1

Ngày ấy cách đây đã gần 50 năm, khi chúng tôi còn là những cô cậu học trò cấp 1 của ngôi trường mang tên Kí túc xá Mường Lay. Kí túc xá đóng trên một quả đồi gần sông Đà (Thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu cũ, nay là Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên), bốn phía là núi rừng còn nguyên sinh, hoang vắng và rậm rạp.

Trường thành lập năm 1955 với mấy thầy giáo trẻ và hơn chục học trò. Năm 1958, trường tôi được tăng cường một "chiến sĩ văn hóa" trẻ măng, quê ở tận Nam Sách - Hải Dương. Sinh ngày 1 tháng 8 năm 1933 nhưng đến ngày 15 tháng 8 năm 1947 thầy đã lên đường nhập ngũ. Sau, do quy hoạch cán bộ lâu dài nên người lính trẻ ấy được gửi sang học tập ở nước bạn Trung Quốc. Tới nơi tập kết, khi biết mình phải rời tay súng để học nghề viết bảng, người lính trẻ ấy đã "đào ngũ" về đơn vị cũ nằn nì xin cử người khác học nghề Sư phạm thay mình, còn mình tiếp tục được cầm súng chiến đấu nhưng đơn vị cũ lại "áp tải" trở lại đơn vị mới. Biết không thể cưỡng được quân lệnh nên người chiến sĩ ấy ngậm ngùi chia tay với ước nguyện đã say mê từ thời niên thiếu để "dùi mài kinh sử" trong khi đồng đội mình đang tung hoành trên các chiến trường.

Biền biện hơn chục năm kể từ ngày nhập ngũ, tháng 6 năm 1959 người thầy giáo - chiến sĩ ấy mới được cắt phép 15 ngày thăm nhà trước khi nhận nhiệm vụ lên công tác tại Khu Tự trị Thái - Mèo (tên gọi cũ của Khu tây bắc - bắc bộ).
         

 
Ngày nào cũng vậy, Thầy dậy từ rất sớm để đánh thức chúng tôi rồi giúp các học sinh nhỏ (lớp vỡ lòng, lớp 1) gấp chăn màn, rửa mặt, chải đầu… Những ngày nắng, tự tay Thầy tắm gội cho từng đứa. Thầy không bao giờ nặng lời với chúng tôi, kể cả mấy bạn hay bỏ học đi tắm sông. Buổi sáng Thầy lên lớp, buổi chiều Thầy lại soạn giáo án ngay trên lớp vừa để tiện quản lí chúng tôi, vừa giúp các bạn học yếu, hoặc hướng dẫn những bài tập khó. Mùa hè nóng nực, Thầy thức rất khuya để kiểm tra từng phòng từng giường, vì "… các em không mắc màn, muỗi đốt sẽ sinh bệnh sốt rét…". Thầy đối với chúng tôi không chỉ là với tấm lòng của một người thầy mà còn với tấm lòng của một người cha.

 Tháng 4 năm 1959, trường có chủ trương cho chúng tôi cắm trại dã ngoại để chào mừng kết quả học kì I và chào đón học kì II (vì chúng tôi có cả kì nghỉ hè và nghỉ đông). Địa điểm cắm trại là dinh thự cũ của vua Thái Đèo Văn Long (thời Pháp thuộc) ở bên kia sông Đà. Thời kì này núi rừng còn hoang vu nên cả thú dữ và các toán phỉ thường xuyên hoạt động lén lút. Để đảm bảo an toàn cho việc cắm trại dã ngoại thì một việc không thể thiếu là việc tiền trạm, vừa liên hệ báo cáo với địa phương, vừa nhờ sự hỗ trợ bảo vệ của dân quân.

13 giờ ngày 10 tháng 4, ba thầy trò chúng tôi đi đò chèo tay sang sông vì hồi đó chưa có xuồng máy. Khi thầy trò hoàn thành mọi công việc tiền trạm trở về đến bến sông thì trời đã gần tối, lại thêm cơn mưa thượng nguồn cứ sập sùi nên các chủ đò đã về hết nhà ở bên kia sông, nhưng ngặt hơn một nỗi là phía bên này sông không có một ngôi nhà dân nào cả. Không thể gọi được đò, lại lo thú dữ và thổ phỉ, vừa đói vừa rét mà trong đoàn lại có một bạn nữ nên Thầy đã quyết định làm bè để sang sông. Nhìn dòng nước đục ngầu, Thầy bảo chúng tôi: "phải làm bè thật chắc để đề phòng lũ bất ngờ". Thầy lần mò ngược sông tìm được mấy cây cả gỗ và tre buộc dây dong về trong khi tôi và Thái (bạn nữ trong đoàn) chặt cây giang quanh đó để làm dây néo. Thầy trò làm bè không mấy khó khăn vì đó là công việc quen thuộc của tôi (mới học lớp 4 nhưng đi học muộn nên quen lao động, và tôi cũng khá cao to). Thầy trò hớn hở lên bè. Tôi ngồi đầu để lái bè, Thái ngồi giữa hỗ trợ việc chèo, Thầy ngồi sau cùng để làm tay chèo chính. Thầy đùa vui: "Phi hành đoàn sang sông xuất hành".
       

 
Khúc sông nơi bến đò rộng chừng 150 mét. Bè vừa rời bến độ 20 mét thì một con lũ vọt qua khúc "cua" phía trên, gặp dòng thẳng chỗ bến đò nó lao xuống ầm ầm, cuốn chiếc bè sơ sài của chúng tôi trôi phăng phăng về phía hạ nguồn. Dưới bến đò không xa lắm là một thác nước rất nguy hiểm, bình thường cũng ít ai dám mạo hiểm ngồi trên bè đi qua thác nước ấy. Ngay dưới thác một chút lại là một xoáy hút kinh khủng của sông Đà do một tảng đá lớn nhô ra khỏi bờ sông làm lệch dòng chảy, dòng nước khổng lồ gặp vật cản liền lao vọt sang bờ bên kia, gặp bờ sông bên ấy nó bật ngược trở lại. Dòng nước vừa đảo ngược chiều tức khắc gặp ngay dòng chảy ban đầu của nó nên nó hộc tốc trôi xuôi và tạo ra một dòng nước xoáy với sức mạnh khủng khiếp. Lòng sông Đà hẹp nên chính giữa dòng xoáy ấy có một cái lỗ sâu hun hút như một cái phễu khổng lồ mà miệng nó rộng đến vài chục mét. Những thợ rừng thường kể khi họ thả trôi những cây cột nhà sàn trên dưới 6 mét chiều dài đến đó, "cái phễu" thường hút gọn, nhấn chìm đến 7,8 phút, kéo lê dưới lòng sông rồi nhồi lên cách đó vài chục mét. Nếu bè chúng tôi không bị đánh vỡ chỗ thác nước thì cũng tan tành vì cái xoáy hút.

Tình thế hiểm nghèo quá bất ngờ làm chúng tôi luống cuống. Thầy ra lệnh: "Bách (tên tôi) và Thái ngồi im, thầy sẽ đẩy bè quay lại, các em cố gắng tìm cách bám vào cây trên vách đá…" Chưa nói hết câu, Thầy đã đu mình xuống nước vừa bơi vừa đẩy chiếc bè xiên xiên trở lại bờ. Thấy một mình Thầy vật lộn với sóng dữ, tôi và Thái cố chèo hỗ trợ nhưng dòng nước xiết quá nên hầu như vô tác dụng. Có lúc tôi định đu xuống cùng đẩy với Thầy nhưng Thầy quát "ngồi im", tôi đành thôi. Đến lúc bè vào sát đến bờ, tay vớ được một cành doi sà xuống từ bờ sông, tức thì tôi móc chân vào dây néo bè và lập tức gồng người níu được chiếc bè dừng lại. Thái thở Phào đưa tay định đón Thầy lên bè. Nhưng chỉ một tích tắc trước khi tay Thái chạm vào tay Thầy thì một con sóng vỗ bờ ập vào, gặp vách đá thẳng đứng nó bật ngược trở ra, nó tức tối hằn học bứt Thầy khỏi bè, ném vào dòng nước đục ngàu đang sôi ùng ục. Thầy vừa bơi vừa hụp, vừa hét: "bám … chặt… leo lên… bờ … ngay…". Câu nói đứt quãng của Thầy có lẽ do nước xộc vào miệng. Vội đẩy tọt Thái lên bờ, đu lên rồi để mặc Thái đứng đó, tôi chạy theo Thầy, miệng la hét vừa kêu cứu, vừa động viên Thầy: "Thầy ơi… chúng em đây… Thầy ơi…vào bờ đi…". Đã có lúc chỉ còn cách bờ chừng chục mét nhưng nước chảy xiết nên Thầy không thể chạm được tay vào bờ, Thầy vẫn cố trồi lên quát tôi: "đừng chạy…ngã…dừng…lại…ngay…''. Bỗng Thầy bám được vào một cây gỗ và trồi lên mặt nước lần nữa, nhưng đã quá gần con thác, cả thầy và cây ầm ầm lao thẳng xuống thác. Tôi đứng trân trân nhìn dòng nước đỏ ngầu, đến khi chỉ thấy có một cây gỗ lúc nãy là vọt trồi lên được thì tôi ngã dụi xuống đất, ngất đi không biết bao lâu…
 

Một góc Thị xã Mường Lay hôm nay

Thế rồi chúng tôi ra trường, trưởng thành nhưng mỗi người một ngả nên không thể báo công của Thầy. Mãi tới năm 1995 chúng tôi mới bắt được liên lạc với các đồng nghiệp của Thầy ở trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên - ngôi trường trước kia mang tên Kí túc xá Mường Lay - nơi mà Thầy đã cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân ngắn ngủi mà oai hùng. Chúng tôi quyết tâm lục tìm hồ sơ để đề nghị truy tặng Thầy một danh hiệu xứng đáng. Rất đồng cảm với chúng tôi, các cấp các ngành liên quan đều kính phục hành động hi sinh của người thầy giáo anh hùng ấy nên công việc hết sức trôi chảy.

Năm 2000, mặc dù đã rất muộn màng, nhưng chúng tôi - những con người đã được sống từ cái chết của Thầy, những đồng nghiệp của Thầy ở ngôi trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên - đều rất vui mừng và kính cẩn thắp nén nhang để báo cáo với vong linh Thầy về việc Đảng, Nhà nước và nhân dân đã chính thức ghi nhận sự xả thân quên mình cứu học trò của Thầy, chính thức truy tặng tấm bằng danh dự Tổ Quốc ghi công cho Thầy. Thầy tôi: người chiến sĩ, người thầy giáo, người anh hùng, liệt sĩ Trần Duy Thời.

Ngày ấy cách đây đã gần 50 năm!
Điện Biên Phủ, tháng 10 năm 2006
 
[1] Theo tài liệu của thầy Đỗ Văn Hán - (nguyên Hiệu trưởng trường PT DTNT  tỉnh Điện Biên) - do ông Điêu Chính Bách (học sinh của thầy giáo Trần Duy Thời) cung cấp. 
 

Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo - PTDTNT tỉnh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập403
  • Máy chủ tìm kiếm306
  • Khách viếng thăm97
  • Hôm nay41,408
  • Tháng hiện tại816,812
  • Tổng lượt truy cập67,540,901
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi