cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH – Văn học nhà trường số 7: Giới thiệu bài văn dự thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn năm 2013.

Thứ năm - 25/07/2013 20:19
byporno.net – Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn năm 2013 có 61 học sinh dự thi chuyên Ngữ văn, trong đó một số em đã đoạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Kỳ thi tuyển sinh có khá nhiều bài văn hay, nhiều ý tứ gây bất ngờ và không nghĩ đó là bài viết của những học trò lớp 9 với 14, 15 tuổi. Ban biên tập trân trọng giới thiệu phần làm bài câu 1 của bài thi chuyên – bài văn nghị luận xã hội của thí sinh lớp 9 Phạm Thị Quỳnh Nga, em đã đỗ vào lớp chuyên Văn của trường.

Câu 1 của đề bài (4,0 điểm): Quan niệm của anh/chị về sự giàu có của con người trong cuộc sống hôm nay?

Trong “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, Vũ Khoan (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ - Ban biên tập) đã nhận định rằng hành trang con người là quan trọng nhất. Đất nước là con người, đất nước tồn tại, hưng thịnh hay suy vong đều là do con người. Vì vậy, để dựng xây và làm giàu cho cuộc sống mới, con người trước tiên phải làm giàu cho chính bản thân mình.

Cuộc sống hôm nay là cuộc sống của thế kỉ XXI, là thời kì bùng nổ của khoa học - kĩ thuật, của sự giao thoa và hội nhập toàn cầu. Mọi mặt đời sống đều được nâng cao ngày một hiện đại. Đó là cuộc sống của ổn định, hòa bình, con người có quyền tự chủ và rất nhiều cơ hội để phát triển. “Sự giàu có” của con người trong cuộc sống ấy không đơn thuần là sự giàu có về của cải vật chất mà đó còn là sự giàu có về lối sống, đạo đức, tư tưởng, nhận thức… Nếu như chỉ giàu có về vật chất mà không có những điều đó song hành thì con người ta vẫn chưa thực sự là “giàu có” trong cuộc sống hôm nay.

Thời của ông bà chúng ta ngày xưa, “giàu có” là một khái niệm xa xỉ trong một cuộc sống còn nghèo nàn, lạc hậu. Khi ấy, người ta hơn nhau một chút về của cải, vật chất, có “của ăn của để” thì được coi là người giàu. Thế nhưng, những người nghèo họ vẫn vui sống vì đối với họ, có một mái nhà ấm cúng tình cảm gia đình, cuộc sống tuy vất vả khốn khó nhưng chỉ cần có tình làng nghĩa xóm thì cuộc sống vẫn có ý nghĩa. Thế hệ chúng ta nhìn lại thì có thể thấy những con người ấy rất giàu: giàu tình. Và trở lại với cuộc sống hôm nay, cái “giàu tình” ấy mới thực sự đúng với khái niệm “giàu có”. Sự sung túc, thậm chí dư thừa về mặt của cải, vật chất không còn là điều cơ bản, không phải là giấc mơ xa vời mà con người luôn cố với đến.

Trong thời đại hội nhập, trong cuộc sống phát triển không ngừng của nền kinh tế tri thức, sự giàu có về tri thức và đạo đức là công cụ để tạo ra sự giàu có về tiền tài. Tiền bạc có thể định được giá trị, nhưng tri thức và đạo đức thì là vô giá, bởi hai thứ đó “mua” được tiền bạc. Anh đứng giữa một xã hội ngày càng đi lên và đầy thách thức, anh cứ ôm khư khư cho mình một đống của và cho rằng anh là người giàu có thì cả xã hội lại nhìn anh là kẻ nghèo nàn nhất. Đó đơn giản chỉ là một thứ hình thức hào nhoáng, một sự trống rỗng hào nhoáng. Sự “giàu có” của anh không làm cho người ta phục, thậm chí khinh thường. Và anh cứ dậm chân tại chỗ mà chìm trong sự sĩ diện về đống của cải của mình trong khi dòng đời tiến xa như vũ bão. Con người được trọng nể và thực sự giàu có trong hoàn cảnh đó là con người có tri thức và đạo đức. Nhất định cả hai điều đó đều cùng phải song hành. Anh có tri thức, có hiểu biết, anh khẳng định và phát triển được tiềm năng của bản thân, có chỗ đứng hay không, chỉ cần làm sao cho cuộc sống thật ý nghĩa là anh đã thành công và sự giàu có của anh sẽ khiến người đời nể phục. Anh coi trọng tri thức hơn đồng tiền, anh yêu nó và đam mê nó, học hỏi nó để trau dồi cho mình vốn sống, đó là đạo đức. Người có tài, có đức được trọng vọng hơn kẻ có tiền bởi lẽ họ mang tri thức của mình góp vào công cuộc dựng xây, đổi mới cuộc sống, mang đạo đức để chia sẻ yêu thương và niềm tin cho nhân loại. Sự giàu có của anh có thể chia cho cả thế giới. Còn nếu anh có một núi vàng làm sao chia được hết cho những người nghèo sống trong những căn nhà ổ chuột ở châu Phi. Chưa kể đến anh có giàu lòng nhân ái và hạn chế được cái gọi là lòng tham của con người để làm điều đó không? Anh có cái vỏ để khoe mẽ với đời mà cái ruột rỗng tuếch thì anh rốt cuộc cũng chỉ là thành phần vô dụng. Con người ta giàu tri thức, giàu đạo đức tất sẽ giàu của cải vật chất, thậm chí họ không màng đến danh lợi. Họ sống cho cuộc đời với lý tưởng sao cho nhân loại đi lên, phát triển sâu sắc chứ không nông cạn, hào nhoáng, viển vông, không căn bản.


Màu áo xanh của thanh niên tình nguyện

Bill Gates, một trong những người giàu có nhất thế giới, đã nói rằng mang lại hạnh phúc cho người khác mới chính là niềm hạnh phúc đích thực của bản thân mình. Ông là một người tài, một người giàu có và rất giàu lòng yêu thương con người. Thế giới vẫn ngưỡng mộ, ca ngợi ông là một trong những người giàu nhất nhưng ông không hề lấy đó làm điều quan trọng. Ông sẵn sàng mang phần lớn tài sản của mình đi để từ thiện. Và ông cảm thấy hạnh phúc vì điều đó. Người tài mới chính là người giàu là như thế. Tài năng của anh có thể giúp anh giàu có dễ dàng và đạo đức của anh sẽ đưa anh trở thành người vô cùng giàu có. Nếu con người nào cũng mơ đến một tương lai xa vời làm ông nọ bà kia, được sống trên đống của, được người đời ngưỡng mộ, tán dương mà không biết rằng mình phải học tập, vun đắp, rèn luyện, làm giàu tri thức và tâm hồn trước tiên thì thật không còn gì đáng tủi hổ hơn. Con sâu bỏ dầu nồi canh, một thành phần người làm chậm nhịp tiến của xã hội.

Tóm lại, con người cần phải biết nhận thức đúng đắn về “sự giàu có”, nhất là trong cuộc sống hôm nay. Trước hết, ta phải biết vượt qua những ích kỉ, sự sĩ diện, cám dỗ bởi những thứ viển vông, làm giàu trước nhất là cho tri thức và vốn sống của mình. Nhất là thế hệ trẻ, chúng ta phải gắng sức, hăng say học tập để làm giàu có đất nước, đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế tri thức của thế giới.
 
Phạm Thị Quỳnh Nga
Giới thiệu: Trần Chinh Dương – THPT Chuyên.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập579
  • Máy chủ tìm kiếm431
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay41,408
  • Tháng hiện tại819,446
  • Tổng lượt truy cập67,543,535
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi