cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH – Gần 70 đại biểu dự tổng kết thực hiện thí điểm chương trình, tài liệu dạy tiếng Thái cho học sinh lớp 3,4,5 cấp tiểu học.

Thứ tư - 17/07/2013 20:13
byporno.net - Sáng ngày 16/7/2013, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tổng kết thực hiện thí điểm Chương trình, tài liệu dạy tiếng Thái cho học sinh lớp 3, 4, 5 cấp tiểu học.
Dự tổng kết có ông Trần Xuân Thủy - Vụ phó Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo; NGƯT. Lê Văn Quý – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo Ban tuyên giáo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh; chuyên viên Vụ Giáo dục Dân tộc, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, đại diện trung tâm giáo dục dân tộc thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm Vì sự phát triển bền vững miền núi thuộc Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam; chuyên gia unicef Việt nam thuộc dự án Tỉnh bạn hữu trẻ em; đại biểu tỉnh Sơn La, các nhà nghiên cứu về văn hoá các dân tộc, các tác giả biên soạn tài liệu dạy tiếng Thái, đại diện các phòng ban chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, đại biểu các phòng Giáo dục và Đào tạo của các huyện, thị xã trong tỉnh

Việc tổ chức dạy thí điểm tiếng Thái, chữ Thái cho học sinh tiểu học được thực hiện theo Nghị định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên phê duyệt Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020 và văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc Trần Xuân Thủy  phát biểu tại hội nghị

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về bảo tồn tiếng nói, chữ viết, phát huy và phát triển vốn văn hóa truyền thống dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh, từ năm 2003, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch biên soạn chương trình, tài liệu, thống nhất chọn bộ chữ Thái cổ, trình UBND tỉnh phê duyệt để sử dụng dạy tiếng Thái cho học sinh tiểu học. Chương trình được xây dựng gồm 400 tiết, trong đó: lớp 3 (160 tiết), lớp 4 (120 tiết), lớp 5 (120 tiết), bộ tài liệu dạy chữ dân tộc Thái cho học sinh tiểu học gồm 3 tập (1, 2, 3) và triển khai dạy thí điểm từ 2004 đến 2006 cho học sinh dân tộc Thái cấp tiểu học tại huyện Tuần Giáo và Điện Biên.

Sau một thời gian gián đoạn, năm 2010 Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020 và được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011. Tài liệu thí điểm dạy Tiếng Thái cho học sinh tiểu học được Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ bộ tài liệu biên soạn năm 2004, biên tập, chỉnh sửa hoàn thiện theo Font chữ Thái Việt Nam gồm 3 tập (1, 2, 3) tương ứng với các lớp 3, 4 và 5.

Chương trình - Tài liệu dạy tiếng Thái cho học sinh tiểu học do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn đảm bảo yêu cầu cơ bản về mục tiêu bảo tồn vốn chữ viết cổ của dân tộc Thái. Học xong chương trình học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu về chữ Thái Việt Nam.

Năm học 2011-2012 dạy tiếng Thái lớp 3 tại 02 huyện, 08 trường tiểu học, 15 lớp, 315 học sinh. Năm học 2012-2013 lũy kế cả năm học 2011-2012, dạy tại 22 trường, 65 lớp, 1.333 học sinh, trong đó khối lớp 3 có 50 lớp, 1029 học sinh; khối lớp 4 có 15 lớp, 304 học sinh. Kết quả xếp loại môn tiếng Thái, Giỏi 16.1%, khá 37,7%, Trung bình 42,8% và loại yếu chiếm 3,4%. Theo kế hoạch, giai đoạn 2013-2015 có 9 huyện dạy tiếng Thái (trừ thành phố Điện Biên Phủ) với số học sinh là 13.148 em

Trong 2 năm 2011-2013, Sở đã giao Trường Cao đẳng sư phạm tỉnh tổ chức đào tạo tập trung 78 giáo viên là người dân tộc Thái đảm bảo có đủ kiến thức về chữ Thái, phương pháp giảng dạy tiếng Thái cho học sinh phổ thông, cán bộ công chức và nhân dân. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, số giáo viên trên tham gia giảng dạy tiếng Thái tại các trường Tiểu học, THCS, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng các xã trên địa bàn tỉnh.


NGƯT. Lê Văn Quý, Giám đốc Sở phát biểu kết luận hội nghị

Hội nghị được nghe trên 10 bài phát biểu ý kiến và tham luận của các đại biểu là giáo viên trực tiếp giảng dạy, là chuyên gia nghiên cứu tiếng Thái, của cán bộ quản lý cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Bộ về chương trình thí điểm dạy tiếng Thái.

Các đại biểu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tiên phong cụ thể hóa chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc dạy thí điểm tiếng dân tộc nói chung và tiếng Thái nói riêng, trong bối cảnh các tỉnh có đông dân tộc Thái chưa làm được. Mặc dù tài liệu và chương trình còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần hoàn thiện trong thời gian tới song việc thí điểm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái.

Sở Giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc tiếp thu những ý kiến tâm huyết, sâu sắc quý báu đóng góp cho bố cục, ngữ pháp, minh họa, phát âm….của chương trình, tài liệu thí điểm dạy tiếng Thái của các đại biểu. NGƯT Lê Văn Quý - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định sẽ chỉnh sửa và hoàn thiện chương trình tài liệu sớm và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt cho phép tỉnh Điện Biên tổ chức giảng dạy chính thức chương trình, tài liệu tiếng Thái trên địa bàn tỉnh./.

Ngô Văn Đô- Tư vấn VNEN, Giáo dục tiểu học.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập575
  • Máy chủ tìm kiếm372
  • Khách viếng thăm203
  • Hôm nay41,408
  • Tháng hiện tại814,516
  • Tổng lượt truy cập67,538,605
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi