cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

KT&QLCLGD - Những kết quả đạt được của công tác kiểm định chất lượng giáo dục năm học 2012-2013

Thứ năm - 11/07/2013 05:37
Kiểm định chất lượng giáo dục không chỉ là đảm bảo nhà trường có trách nhiệm với chất lượng giáo dục và đào tạo mà còn mang lại động lực cải tiến và nâng cao chất lượng cho mọi hoạt động của nhà trường.
Một kiểm định chất lượng giáo dục được coi là có hiệu quả khi không chỉ đánh giá một trường hay một chương trình giáo dục có đạt chất lượng hay không mà còn phải có vai trò của các chuyên gia tư vấn sẵn sàng giúp đỡ nhà trường giải quyết các vấn đề tồn tại và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Kiểm định chất lượng giáo dục nói chung, kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông nói riêng là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng, góp phần làm chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Với tầm quan trong đó, ngày 05/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT về tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Trong đó, chỉ thị cho các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục “Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; triển khai các hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông... Các cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho các cơ sở giáo dục; giám sát việc triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá...”.

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cần phải thực hiện tốt 04 khâu của quy trình kiểm định, đó là: Tự đánh giá của cơ sở giáo dục phổ thông; đăng ký kiểm định; đánh giá ngoài; công nhận cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục. Trong đó, tự đánh giá là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong công tác quản lý chất lượng. Đó là quá trình nhà trường căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục tự kiểm tra, tự xem xét, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

Để làm tốt khâu này, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải nắm chắc và thực hiện tốt 07 bước của quy trình tự đánh giá, đó là:

Thành lập Hội đồng tự đánh giá;

Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá;

Xây dựng kế hoạch tự đánh giá;

Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng;

Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí;

Viết báo cáo tự đánh giá;

Công bố báo cáo tự đánh giá.

Do công việc rất mới nên các cơ sở giáo dục phổ thông vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức triển khai tự đánh giá như: việc mô tả hiện trạng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí chưa sát với nội hàm của chỉ số; chưa xác định được chính xác điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường theo các tiêu chí để từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp.

Trước thực tế đó, Phòng KT&QLCLGD đã tham mưu với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch tập huấn Công tác tự đánh giá, đồng thời chủ động phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức mở lớp tập huấn công tác tự đánh giá và tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kiểm định CLGD cho 267 học viên là cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán của các cơ sở giáo dục phổ thông và mầm non trên toàn tỉnh để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc giúp cho các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện tốt các công việc trong qui trình tự đánh giá trong thời gian tiếp theo. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội thảo về công tác kiểm định chất lượng giáo dục; tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức và các kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.

Đến hết tháng 5/2013, căn cứ báo cáo của các cơ sở giáo dục, 100% các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non đã thành lập Hội đồng tự đánh giá; các Hội đồng tự đánh giá đã thực hiện khá tốt qui trình tự đánh giá: xây dựng kế hoạch tự đánh giá; xây dựng cơ sở dữ liệu trong báo cáo tự đánh giá; thu thập thông tin minh chứng và viết đề cương, viết báo cáo tự đánh giá theo đúng qui định. Đồng thời thực hiện công văn số 8299 /BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ GD&ĐT, phòng KT&QLCLGD đã chủ động tham mưu với lãnh đạo Sở chỉ đạo 100% các trường mầm non trên toàn tỉnh thực hiện Công tác tự đánh giá theo quy trình rút gọn. Kết quả, đến tháng 4/2013, 100% các trường mầm non đã thực hiện hoàn thành báo cáo đánh giá theo quy trình rút gọn.

Ngay từ đầu năm học phòng KT&QLCLGD đã tham mưu với lãnh đạo Kế hoạch đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và kết quả đã tổ chức kiểm định chất lượng (đánh giá ngoài) được 16/42 đơn vị, kết quả tự đánh giá theo cấp độ:

Tiểu học có 07 trường đạt cấp độ 3; 05 trường đạt cấp độ 2; Trung học cơ sở có 03 trường đạt cấp độ 3; Trung học phổ thông: 01 trường đạt cấp độ 1. Các trường này đã được Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng theo qui định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên, việc thực hiện kiểm định chất lượng trong năm học vẫn chưa đạt kế hoạch. Nguyên nhân do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với cấp mầm non đến cuối năm 2012 mới hoàn thiện và sau đó mới được được Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn, triển khai; đối với cấp tiểu học và trung học do Bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay đổi các tiêu chí đánh giá xếp loại, cho nên các cơ sở giáo dục cần có thời gian để điều chỉnh Báo cáo tự đánh giá đáp ứng yêu cầu theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Trong năm học tới, Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Một là: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hai là: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục phổ thông do Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý và cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc Sở.

Ba là: Lập kế hoạch và tổ chức đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục trong năm học.

Bốn là: Tổ chức hội nghị sơ kết tự đánh giá và công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục.

Năm là: Chỉ đạo các trường đã được đánh giá ngoài triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, thời gian đăng ký theo qui định của Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục.

Khi một cơ sở giáo dục đạt các cập độ trong kiểm định chất lượng giáo dục (sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục)  đối với công luận. Kiểm định chất lượng không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng giáo dục mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các nhà trường qua kiểm định. Một trường chỉ được công nhận đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí của hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục. Quá trình kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập663
  • Máy chủ tìm kiếm525
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay35,346
  • Tháng hiện tại807,191
  • Tổng lượt truy cập67,531,280
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi