Tình huống 1: “Học sinh đi học muộn” của các nhà giáo thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ
Bạn đang say sưa giảng bài thì một học sinh đi học muộn xin vào lớp làm cắt ngang bài giảng của bạn. Lúc này giờ học đã bắt đầu được 15 phút. Bạn bực mình vì bị mất hứng. Vậy bạn xử lý như thế nào?
Bạn hỏi “Tại sao bây giờ mới đến, có biết vào học từ mấy giờ không?” rồi mới nói với giọng bực tức: “Vào đi”
Nhất định không cho học sinh vào lớp, phạt đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp.
Nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp, tiếp tục giảng bài bình thường rồi hết tiết học mới gọi học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở.
Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên
Học sinh đi học muộn là điều rất thường gặp, có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, do đó cũng không nên làm to chuyện, xử lý quá nghiêm khắc và gay gắt. Ngay cả bạn, là giáo viên, chắc bạn cũng không thể cam đoan bạn sẽ không bao giờ đi muộn. Nếu ngày hôm trước bạn cương quyết không cho học sinh đi muộn được vào lớp mà ngay ngày hôm sau chính bạn lại có việc đột xuất phải đến muộn thì bạn phải làm thế nào? Đừng để học sinh cho rằng bạn cậy mình là giáo viên nên không ai dám phê bình bạn, bạn được quyền đi muộn còn học sinh thì không.
Do vậy, bạn không thể ứng xử như cách hai, khăng khăng không cho học sinh vào lớp hoặc phạt học sinh đứng ngoài cửa đến hết tiết học mới được vào lớp. Làm như thế, học sinh sẽ không tiếp thu được bài giảng và bạn cũng không thể tập trung giảng bài được. Nếu để học sinh lang thang ở ngoài thì có điều gì xảy ra, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Còn nếu phạt em ấy đứng ở cửa lớp thì thật không hay, những giáo viên khác đi qua sẽ thắc mắc, còn học sinh trong lớp cũng sẽ bị phân tâm không chú ý vào bài giảng nữa của bạn nữa.
Tình bạn thuở học trò
Nếu bạn chọn cách thứ nhất, bạn sẽ làm mất thời gian vô ích, lại làm mất hứng giảng bài của chính bạn và làm mất sự tập trung chú ý của học sinh, làm không khí lớp học căng thẳng và em học sinh bị mắng cũng ấm ức.
Bạn chỉ nên nhẹ nhàng ra hiệu cho học sinh vào lớp bằng cách gật nhẹ rồi tiếp tục giảng bài bình thường. Như vậy, giờ giảng vẫn được tiếp tục, không bị gián đoạn và học sinh cũng không có gì để bàn tán, phân tán sự chú ý. Hết tiết học, bạn hãy gọi em học sinh lên, tìm hiểu nguyên nhân đi học muộn của em ấy rồi nhắc nhở, động viên, khuyến khích em ấy đi học đúng giờ. Bạn cũng nên nhắc học sinh mượn vở các bạn khác để xem lại phần bài học em không được nghe vì đi muộn. Nếu em ấy thường xuyên đi học muộn như vậy, bạn phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn như báo với giáo viên chủ nhiệm hoặc gặp gia đình để nhắc nhở em đi học cho nghiêm túc. Bạn cũng có thể nhờ các em ở gần nhà qua rủ em đó đi học cùng. Đối với cả lớp, cũng nên nhắc nhở các em đi học cho đúng giờ, chấp hành kỷ luật của nhà trường. Phải tỏ ra nghiêm khắc để học sinh hiểu rằng bạn sẽ không dễ dàng bỏ qua cho những học sinh không chấp hành kỷ luật.
Tình huống 2: “Em không tái phạm nữa đâu cô ạ” của các nhà giáo thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ
Cứ đến giờ ra chơi là học sinh các lớp lại đua nhau ra cổng trường mua quà vặt, ăn xong không để rác vào đúng nơi quy định mà lại vứt ngay bất kể chỗ nào trong khuôn viên trường làm cho trường học bẩn, nhiều rác. Mặc dù cô tổng phụ trách đội đã ra nội quy cấm, đồng thời trừ thi đua của lớp nếu học sinh lớp đó vi phạm và yêu cầu đội cờ đỏ và lớp trực tuần theo dõi . Đội cờ đỏ và lớp trực tuần phát hiện ghi tên nhưng khi yêu cầu những học sinh này đọc tên mình thì lại đọc tên học sinh của lớp khác làm cho học sinh lớp đó bất bình với đội cờ đỏ và lớp trực tuần. Trường học đã được các chú bảo vệ khóa lại khi ra chơi nhưng học sinh vẫn đứng trong cổng gọi ra ngoài mua qua khe hở của cổng trường hoặc trèo lên bồn hoa để mua làm cho hình ảnh trường lúc ra không được văn minh và đẹp mắt chút nào. Là cô tổng phụ trách đội khi gặp tình huống này bạn xử lí thế nào?
Cứ tiếp tục yêu cầu lớp trực tuần và đội cờ đỏ theo dõi trừ thi đua, cho học sinh ăn quà cho đỡ đói để học tiết tiếp theo.
Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi một thời gian phát hiện những học sinh vi phạm, nêu tên và cho học sinh vi phạm nội quy đứng trước cờ.
Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi phát hiện những học sinh vi phạm gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được những điều hay lẽ phải, yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm, nếu vẫn tái phạm sẽ cho đứng trước cờ đồng thời hạ thi đua của lớp, hạ đạo đức tháng của học sinh đó xuống loại yếu.
Rồng rắn lên mây - ảnh minh họa từ internet
Cách xử lý tình huống thực tế của giáo viên
Cô tổng phụ trách trực tiếp theo dõi phát hiện những học sinh vi phạm gặp trực tiếp nhắc nhở học sinh đó, phân tích cho học sinh đó thấy được những điều hay lẽ phải, yêu cầu yêu cầu học sinh đó hứa sẽ không tái phạm, nếu vẫn tái phạm sẽ cho đứng trước cờ đồng thời hạ thi đua của lớp, hạ đạo đức tháng của học sinh đó xuống loại yếu.
Thực tế việc ăn quà vặt là một phổ biến thường gặp ở học sinh của tất cả các cấp học. Đây là lứa tuổi mà nhu cầu ăn cần rất nhiều để cung cấp cho cơ thể phát triển nên cũng rất nhanh đói, nếu các em mà bị đói thì không thể tiếp thu được bài học mới nhưng nếu vì sợ các em đói mà cứ để cho các em ăn uống tùy tiện thì thậm chí có khi các em ăn ngay cả khi đang ngồi học tiếp thu bài mới. Do vậy, là một giáo viên lại là một tổng phụ trách đội theo dõi các mặt hoạt động phong trào của các chi đội nhất là uốn ắn học sinh có một nếp sống văn minh nơi công cộng lại cần phải đưa học sinh vào một khuôn khổ nhất định, cho các em phải thấy được trường học là một môi trường giáo dục, hàng ngày các em được tiếp nhận một lượng kiến thức và lượng kiến thức ngày càng được lớn lên theo thời gian. Vậy tại sao khi các em có kiến thức mà các em lại để cho một môi trường giáo dục kém văn minh đến thế.
Chúng ta hãy nói với học sinh rằng: “Ăn là một nhu cầu rất cần thiết cho cơ thể nhưng các em ăn như thế nào và ăn vào thời gian nào là tốt hơn hết”; “Các em hãy giữ gìn trường học như ngôi nhà chung của chúng ta”. Trực tiếp theo dõi, trực tiếp nhắc nhở học sinh cần thiết có thể quay camera một vài hình ảnh của học sinh tái phạm cho chính học sinh tái phạm xem hình ảnh đã lén đi mua quà và nói sẽ cho tất cả trường xem hình ảnh đã quay được khi học sinh đó mua quà, học sinh đó sẽ tự thấy xấu hổ và tự hứa: “Em không tái phạm nữa đâu cô ạ!”.
Tổng hợp: Tạ Xuân Chính – Chuyên viên phòng Giáo dục trung học.