SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
SẢN PHẨM SỐ 2
ĐDDHTL 2 - CHIẾC NÓN KỲ DIỆU
Tác giả: Đỗ Xuân Linh
Đơn vị: Trường PTDT bán trú Tiểu học Bản Bua, huyện Mường Ảng.
Tên đồ dùng: Chiếc nón kỳ diệu
Dạy môn: Toán, Tiếng việt, Mỹ thuật
1. Cấu tạo: Gồm 2 phần: - Phần chóp nón phía trên. - Phần dưới là một khối trụ (giá đỡ) | |
2. Vật liệu: bao gồm - Sắt - Tôn - Giấy đề can - Giấy bóng kính. - Các thẻ chữ, số hình chữ nhật. - 1 chiếc lò xo. | |
3. Quy trình làm mô hình Chiếc nón kì diệu
- Lấy ý tưởng dựa trên mô hình của chương trình chiếc nón kì diệu phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam. Gồm 2 phần:
+ Phần chóp nón phía trên được gia công, hàn lại bằng nhiều miếng tôn hình tam giác nhọn. Bên trong là khung sắt. Hàn thêm phần trục xoay ở dưới của khối chóp nón.
- Phần dưới là một khối trụ có khung bên trong bằng sắt, bên ngoài hàn bằng tôn mỏng. Ở chính giữa của khối trụ hàn phần trục để cố định 2 chiếc vòng bi. Ở dưới của khối trụ hàn 3 thanh sắt vuông để làm chân của chiếc nón, bên trên hàn phần kim chỉ của chếc nón kì diệu.
- Sau đó ghép 2 phần với nhau, khi đó phần chóp có thể quay theo chiều kim đồng hồ, còn phần đế hình trụ thì cố định.
- Trang trí trên mặt nón và phần đế bằng giấy đề can với nhiều màu khác nhau.
- Cắt giấy bóng kính, dán lên mặt nón tạo thành nhiều túi nhỏ để đựng các thẻ chữ hoặc số tùy theo mục đích sử dụng vào môn học gì.
- Phần đỉnh chóp nón khoan một lỗ để cắm các thẻ chữ
4. Ứng dụng
- Đồ dùng này được sử dụng cho nhiều môn học, cụ thể:
+ Môn mĩ thuật: Sử dụng để nhận biết màu sắc.
Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ dừng ở vị trí nào thì yêu cầu học sinh nhận biết màu ở vị trí đó.
+ Môn toán: Sử dụng trong việc tính toán các phép cộng, phép trừ phạm vi 10.
Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ của chiếc nón dừng ở vị trí nào thì yêu cầu học sinh làm phép tính ở vị trí đó.
+ Môn tiếng việt: Sử dụng trong việc dạy ghép âm, ghép vần.
Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ dừng ở vị trí nào thì giáo viên yêu cầu học sinh ghép vần ở vị trí tương ứng.
+ Ngoài ra đồ dùng này có thể sử trong các trò chơi. Giúp học sinh thư giãn sau những giờ học tập căng thẳng./.
Biên tập: Phòng Giáo dục Tiểu học.