SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
SẢN PHẨM SỐ 12
ĐDDHTL12: ONG TÌM CHỮ
- Tác giả: Trần Thị Tuyết
- Đơn vị: Trường TH Quảng Lâm, huyện Mường Nhé
- Tên đồ dùng: Ong tìm chữ
- Dạy môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội
- Sản phẩm đạt giải nhì cấp tỉnh năm học 2012 - 2013
I. Cấu tạo
- Đồ dùng được làm bằng các vật liệu như, phooc, xốp màu, giấy bóng kính, hệ thống điện, các tấm thẻ, ... Đồ dùng được thiết kế gồm 1 tấm bảng cắt hình 8 cạnh, mặt trước của tấm bảng phần sử dụng là hệ thống hình tổ ong đẹp mắt, hệ thống điện bóng nháy sáng…. những tấm thẻ hình lục giác, có thể tháo ra, cài vào “tổ ong” một cách thuận tiện.
Mặt sau bộ đồ dùng được gắn một bộ loa có thẻ nhớ. Trong thẻ nhớ đựng các bài hát, bản nhạc, chuông để sử dụng khi chơi trò chơi.
Đối với những tấm thẻ giáo viên, học sinh dùng bút dạ viết trực tiếp và xóa được dễ dàng sau mỗi lần sử dụng.
II. Vật liệu
- Đồ dùng được làm bằng các vật liệu inoc, phooc, đề can, giấy màu, bìa cứng, nam châm, ...
III. Cách làm
1. Khung hình có chân đứng:
+ Cao: 100 cm
+ Rộng: 80 cm
2. Một số tấm thẻ hình lục giác
IV. Hướng dẫn khai thác và sử dụng
1. Dùng trong dạy Toán
- Đồ dùng được sử dụng dạy học các bài cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100 của lớp 1. Cộng, trừ trong phạm vi 20, bảng nhân, bảng chia của lớp 2, 3. Các dạng bài tính nhẩm…
Ví dụ: Khi dạy bài mới: giới thiệu về số 7 của Toán lớp 1. Ở hoạt động học sau khi đã hình thành số 7, học sinh sắp xếp hệ thống số từ 1 – 7, học sinh lên cài theo thứ tự xuôi và ngược, nhận biết giá trị so sánh....Học bài phép cộng, dấu cộng GV yêu cầu HS lên viết và cài VD: 3 + 2 = 5. thực hiện tương tự với các bài giới thiệu về dấu ( >; <; =; x : ) các dạng bài so sánh dùng trong hình thành kiến thức mới, trong luyện tập, trò chơi cuối giờ học, ngoài giờ học.
2. Dùng trong dạy học vần, tập đọc
Với hoạt động mở rộng vốn tiếng từ trong tiết học vần hoặc bài ôn tập phần vần giáo viên ghi ở tấm thẻ từ chứa vần trong bài vừa học (đang ôn), học sinh chọn tấm thẻ rồi xác định trong từ vừa đọc, tiếng nào chứa vần vừa học (vần đang ôn)…..
- Đối với các bài Tập đọc học thuộc lòng: Ví dụ: Bài Ngưỡng cửa - Lớp 1. Giáo viên ghi từ: ngày đêm; tay mẹ; xa tắp
+ Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: Đoán nhanh - đọc đúng. Học sinh tham gia vào trò chơi sẽ chọn tấm thẻ một cách ngẫu nhiên (tấm thẻ giáo viên có thể cài úp vào để học sinh rút). Học sinh chọn tấm thẻ nào thì rút tấm thẻ đó lên đọc tiếng, từ trên đó. Học sinh sẽ đọc từ được ghi trên tấm thẻ rồi xác định từ đó có trong khổ thơ nào của bài rồi đọc thuộc lòng khổ thơ đó. Các bài tập đọc, học thuộc lòng ở các lớp 2, 3, 4, 5 giáo viên thực hiện tương tự.
+ Tổ chức cho học sinh chơi bằng hình thức nghe một bản nhạc, hoặc tiếng chuông khi bản nhạc kết thúc thì trò chơi cũng kết thúc.
IV. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng, bảo quản
Sản phẩm "Ong tìm chữ" cần được bảo quản ở nơi cao ráo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt và cần được che đậy sau mỗi lần sử dụng.
Với màu sắc hài hoà, gọn nhẹ, dễ mang, dễ sử dụng đồ dùng góp phần vào việc tổ chức các hình thức học tập tích cực, nâng cao chất lượng các môn học./.