1. Công tác truyền thông được đặc biệt coi trọng, Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo mở thêm chuyên mục Thủ tục hành chính trên trang Thông tin điện tử ngành: www.byporno.net giúp các tổ chức, cá nhân thuận tiện trong việc tra cứu, giao dịch, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngày 22/9/2016, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 1838/KH-SGDĐT truyền thông về giáo dục và đào tạo năm học 2016-2017, theo đó, các sự kiện, hoạt động, nhiệm vụ mới của ngành được tuyên truyền cụ thể, kịp thời qua nhiều kênh thông tin tới cán bộ, giáo viên, học sinh trong ngành nói riêng và xã hội nói chung.
Một buổi làm việc của chương trình phát thanh học đường “Điểm sáng vùng cao” Trường PT DTNT THPT Điện Biên Đông 2. Phòng Giáo dục Trung học - Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai đại trà giải pháp hỗ trợ tăng chất lượng, hiệu quả làm việc tại trường để giảm áp lực làm việc tại nhà đối với một bộ phận giáo viên trên tinh thần tự nguyện đăng ký thực hiện. Các trường THCS và THPT có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đã bố trí các phòng làm việc tại trường, được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc như bàn làm việc, tủ đựng cá nhân, máy tính, máy in, mạng internet có Wifi nhằm giúp giáo viên tăng chất lượng, hiệu quả làm việc tại trường để giảm áp lực làm việc tại nhà. Như vậy, khối lượng công việc chuyên môn về cơ bản đã được giải quyết ở trường, về nhà giáo viên dành phần lớn thời gian cho việc gia đình, cá nhân; tham gia hoạt động của cộng đồng dân cư, tạo dựng lịch làm việc hài hòa giữa cuộc sống gia đình, nhà trường, các mối quan hệ. Điển hình thực hiện giải pháp hỗ trợ tăng chất lượng, hiệu quả làm việc tại trường là các đơn vị: THPT chuyên Lê Quý Đôn, THPT Thành phố, THCS Nam Thanh và THCS Thanh Xương huyện Điện Biên.
3. Giúp các em học sinh giảm tải, bớt căng thẳng, có thêm thời gian thư giãn phát triển vận động, giáo dục kỹ năng sống, Trường THPT Lương Thế Vinh đã áp dụng chương trình dạy học 4 tiết/buổi sáng đối với khối lớp 6; nhiều trường THPT tổ chức cho học sinh đi học tập trải nghiệm và thiện nguyện tại các địa phương như: Thăm đồn Biên phòng, thăm và tặng quà, giao lưu chia sẻ với cán bộ giáo viên, học sinh các trường vùng biên giới đặc biệt khó khăn tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa. Điển hình thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa giáo dục trên là Trường PTDTNT THPT Mường Ảng, THPT Lương Thế Vinh, THPT chuyên Lê Quý Đôn.
Học sinh lớp 10 Trường THPT Lương Thế Vinh học tập kinh nghiệm làm “hướng dẫn viên nhí” tại điểm di tích lịch sử Đồi A1 4. Các trường tiểu học thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo Nậm Pồ coi trọng giấc ngủ trưa cho trẻ học 2 buổi/ngày. Những năm học trước, tình trạng một bộ phận học sinh tiểu học trong giờ nghỉ trưa đi chơi và nghỉ luôn buổi học chiều diễn ra khá thường xuyên. Việc thực hiện quản lý chặt chẽ học sinh tiểu học trong giờ ngủ trưa ở trường được thực hiện từ năm học 2016-2017 đảm bảo các em ngủ trưa đúng giờ, được ngủ từ 1,5 đến 2 tiếng, đảm bảo sức khỏe, tập trung hơn trong buổi chiều. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp duy trì sỹ số buổi học thứ hai trong ngày và nâng cao chất lượng học buổi chiều.
5. Trong bối cảnh nguồn ngân sách được cấp còn rất hạn hẹp. Các trường THPT đã tích cực phát huy nội lực để xây dựng, tôn tạo cảnh quan trường, lớp học. Trên cơ sở 55.000 kg xi măng được Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ kết hợp với huy động xã hội hóa cát, đá, sỏi; 12 trường THPT tổ chức cho các thầy cô giáo và các em học sinh lao động cải tạo, tu bổ các hạng mục hạ tầng thiết yếu trong nhà trường như: đổ bê tông, láng sân khu nội trú, sân trường, xây tường rào… làm cho cảnh quan nhà trường sạch, đẹp, khang trang hơn. Cùng với đó, Trường THPT Lương Thế Vinh đã tổ chức thành công Hội thi trang trí lớp học. Hội thi thể hiện sự sáng tạo, tạo môi trường học tập thân thiện, thu hút các em học sinh thêm gắn bó, yêu thương trường, lớp.
Thầy và trò Trường THPT Mường Chà chung tay cải tạo sân trường
Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh tự trang trí lớp học 6. Các trường THPT rà soát, tăng số lượng học sinh tối thiểu từ 28 học sinh/lớp. Từ khi mô hình trường PTDTBT ra đời và kế hoạch xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh được phê duyệt, cùng với đó là nhu cầu làm việc tại trường của giáo viên thì nhu cầu cần phải có một hệ thống phòng học chức năng, nhà nội trú cho học sinh bán trú, phòng làm việc cho giáo viên càng trở nên bức thiết. Việc tăng số lượng học sinh/lớp giúp tiết kiệm biên chế giáo viên và phòng học; số phòng học tiết kiệm được sử dụng vào các mục tiêu cấp bách khác của đơn vị như: phòng nội trú cho học sinh, phòng ăn, phòng làm việc cho giáo viên.
7. Chú trọng phát triển mầm non ngoài công lập, ngày 27/10/2016, Phòng Giáo dục Mầm non đã tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm phát triển các cơ sở GDMN ngoài công lập. Theo đó, đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện về thủ tục thành lập, đăng ký hoạt động các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; rà soát, thông kê, vận động sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng sư phạm mầm non chưa có việc lớp khởi nghiệp, tạo dựng việc làm đúng chuyên môn cho bản thân.
Cô và trò trường Mầm non Thanh Trường - thành phố Điện Biên Phủ trong giờ hoạt động ngoài trời 8. Trên ý tưởng đề xuất của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, phòng Giáo dục Trung học đã nghiên cứu, tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ tổ chức Hội thi thí nghiệm thực hành lớp 11 dành cho học sinh THPT lần thứ I năm học 2016-2017. Hội thi được tổ chức trong học kỳ II của năm học với 03 môn thi: Vật lý, Sinh học và Hóa học với sự tham gia của 10 trường THPT trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Qua Hội thi giúp ngành Giáo dục và Đào tạo đánh giá công tác tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy và học trong các nhà trường, đặc biệt là việc quản lý, khai thác, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên, học sinh và hiệu quả của công tác đổi mới phương pháp dạy học. Hội thi giúp các đơn vị tăng cường việc quản lý, sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành của các môn học trong quá trình giảng dạy và học tập, phát huy hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, rèn luyện kĩ năng sử dụng thiết bị thí nghiệm thực hành của học sinh, khơi nguồn say mê nghiên cứu khoa học, thể hiện tính sáng tạo, kỹ năng thực hành và năng lực làm việc theo nhóm, qua đó góp phần hình thành và phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
9. Để lượng hóa việc đánh giá, xếp loại thi đua các cơ sở giáo dục, tháng 10/2016, bộ phận Thường trực Thi đua ngành đã tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tiêu chí đánh giá xếp loại các đơn vị trực thuộc Sở, thực hiện thí điểm năm học 2016-2017. Quy định này áp dụng với các trường THPT, Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. Với 10 tiêu chí đánh giá, mỗi tiêu chí được đánh giá bằng cách cho điểm theo nguyên tắc: Đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị tại thời điểm đánh giá so với chuẩn yêu cầu hoặc thành tích đạt được trong năm học sẽ giúp công tác đánh giá, xếp loại thi đua các cơ sở giáo dục đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác hơn.
Trường THPT Lương Thế Vinh - Tưng bừng Lễ khai giảng đầu tiên 10. Ngày 29/12/2016, phòng Tổ chức Cán bộ đã tham mưu lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo biệt phái một số giảng viên các khoa: Bồi dưỡng, Tiểu học - Mâm non, tự nhiên hoặc Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm đến công tác tại các phòng chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo trong thời gian 06 tháng. Đây là giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời giúp giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên kịp thời nắm bắt công tác chỉ đạo và các hoạt động chuyên môn của các cấp học, hiểu thực tế cơ sở, gắn kết giữa lý luận với thực tế, bổ sung định hướng cho công tác phát triển đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường./.