Trước tình trạng này, năm học 2016-2017, ngay từ trước và sau Tết Nguyên đán, ngành Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều biện pháp, nỗ lực đưa học sinh đến trường, ổn định nền nếp trường học. Nhiều đơn vị đã tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã và gia đình học sinh thông báo, vận động học sinh tựu trường đúng quy định; tổ chức các hoạt động khai xuân, văn nghệ, thể thao để thu hút học sinh ra lớp, ổn định sinh hoạt khu nội trú, bán trú và tổ chức nấu ăn trở lại cho học sinh. Sau 03 ngày tổ chức giảng dạy và học tập, số học sinh mầm non, phổ thông toàn tỉnh đến trường đã đạt trên 90%.
Tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú trường THPT Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên Để thực hiện kế hoạch thời gian năm học đúng quy định, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần; Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi yêu cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở và gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo nhằm chấn chỉnh nền nếp trường học sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trưởng chủ động phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, người có uy tín tại thôn, bản tuyên truyền, vận động học sinh đến trường, tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần và phòng, chống tình trạng học sinh bỏ học.
Tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ sau Tết Nguyên đán nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở trong việc huy động học sinh ra lớp, góp phần ổn định, nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, hạn chế học sinh bỏ học ở các đơn vị, nhất là các trường vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, thúc đẩy các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, tạo khí thế vui tươi, phấn khởi, thu hút học sinh tới trường. Tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch năm học. Tổ chức dạy bù, phụ đạo cho học sinh đi học không chuyên cần, đảm bảo các em theo kịp tiến độ chương trình. Các trường bán trú, nội trú ổn định nền nếp sinh hoạt, tạo sân chơi lành mạnh thu hút học sinh tham gia. Nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên đối với học sinh.
Tổ chức các hoạt động tập thể thu hút học sinh đến trường Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện và duy trì tốt Sổ nhật ký hàng ngày nhằm cập nhật, báo cáo kịp thời sĩ số học sinh của lớp. Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh để tìm hiểu, vận động học sinh đi học đều. Thường xuyên báo cáo tỷ lệ học sinh chuyên cần, báo cáo danh sách học sinh có nguy cơ bỏ học của đơn vị với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời.
Thực hiện nghiêm túc các chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh, huy động các nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng đời sống cho học sinh bán trú, đặc biệt là cấp học mầm non nhằm tăng tỷ lệ học sinh ra lớp và bán trú tại trường.
Tin tưởng rằng: Bằng nhiều giải pháp tích cực và nỗ lực, ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ giữ vững sĩ số học sinh ra lớp, hạn chế nguy cơ bỏ học của học sinh vùng đặc biệt khó khăn, biên giới sau Tết Nguyên đán, lễ hội Xuân, giáp hạt và mùa vụ./.
Nội dung Công văn trong file đính kèm./.