Dạy phù hợp, học hiệu quả, thi nghiêm túc - chìa khóa thành công của kỳ thi THPT quốc gia 2016 tỉnh Điện Biên Đổi mới phương thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm không ảnh hưởng đến cách dạy, cách học của thầy trò các nhà trường. Trên thực tế, từ năm 2007, Bộ đã triển khai thi trắc nghiệm 4 môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ). Mười năm qua, phương thức thi này đã thể hiện đươc tính ưu việt trong công tác tổ chức thi cũng như về sự khách quan, chính xác của kết quả thi. Các câu hỏi thi sẽ đặt ra yêu cầu về tư duy, đòi hỏi học sinh phải thực sự nắm vững kiến thức mới làm được được bài, thể hiện tính tích cực trong dạy - học; có những câu hỏi phải đảm bảo độ sâu về kiến thức, vững vàng về kỹ năng mà không thể làm mẹo hoặc lựa chọn trên dựa trên cảm tính để trả lời.
Trong hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học hàng năm, Bộ (Sở) GD&ĐT đều yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học học của học sinh bằng cả 2 hình thức: tự luận và trắc nghiệm. Vì vậy, thí sinh sẽ gặp không khó khăn khi đổi mới phương thức thi.
Theo Bộ trưởng, phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
Hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp giúp học sinh có tinh thần, sức khỏe tốt trong ôn tập, ôn thi và dự thi.
Đề thi năm 2017 gồm các câu hỏi ở các cấp độ cơ bản, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong chương trình cấp THPT.
Năm 2017, các trường ĐH, CĐ có nhiều giải pháp lựa chọn phương thức để tuyển sinh, như: Xét tuyển dựa vào kết quả các bài thi THPT quốc gia (năm 2016, đa số các trường lựa chọn phương án này); Sơ tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh; Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT; Phối hợp nhiều phương thức tuyển sinh.
Đối với Điện Biên, kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 toàn tỉnh có 4.710 học sinh đỗ tốt nghiệp trên tổng số 5.088 học sinh dự thi, đạt 92,57%; tăng trên 10% so với năm 2015.
Nhằm nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia năm 2017, Sở GD&ĐT Điện Biên đã hướng dẫn, chỉ đạo các trường THPT, Trung tâm GDTX chú ý dạy đủ, dạy đúng chương trình, không dạy dồn dạy ép; việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ, năm đảm bảo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch ôn tập, ôn thi cho cả năm học, chú trọng giai đoạn nước rút (tháng 5, 6/2017) và tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp.
Tích cực thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra, đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng và thích ứng thay đổi của Bộ. Đồng thời tư vấn học sinh lựa chọn các tổ hợp môn đăng ký, lập danh sách chuẩn bị cho đợt kiểm tra cuối học kỳ I theo đề chung của Sở theo phương án thi mới. Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên để học sinh làm bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết bằng hình thức trắc nghiệm nhằm giúp các em làm quen và đáp ứng với phương thức thi.
Ông Nguyễn Sỹ Quân - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT phát biểu chỉ đạo Hội nghị nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia 2017. Sở GD&ĐT đã tổ chức thành công Hội nghị nâng cao chất lượng thi THPT quốc gia 2017, thành lập Tổ cốt cán chuyên môn kỳ thi THPT quốc gia, sẽ thiết lập Kho dữ liệu đề thi, câu hỏi tự luận, trắc nghiệm tham khảo gửi tới các đơn vị, tổ chức thi thử kỳ thi THPT vào cuối tháng 4 năm 2017. Trong năm học, Sở GD&ĐT sẽ cử các đoàn, tổ, nhóm công tác đến các đơn vị trường THPT, Trung tâm GDTX kiểm tra, tư vấn việc thực hiện chương trình, dạy học, ôn tập, ôn thi và công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia 2017./.