Tham dự diễn đàn có ông Trần Tuấn Anh - Trưởng ban Kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TTTT, ông Phạm Gia Túc – Bí thư tỉnh ủy tỉnh Nam Định, ông Phạm Đình Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, lãnh đạo các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, diễn giả thuộc các tổ chức quốc tế liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế, chuyển đổi số cùng đông đảo đại diện các cơ quan, doanh nghiệp trung ương và địa phương.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh tham quan các gian triển lãm.
Về phía tỉnh Điện Biên có Đồng chí Vừ A Bằng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Đồng chí Phạm Thế Xuyên – Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Đồng chí Nguyễn Văn Đoạt – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Đồng chí Vũ Anh Dũng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Đồng chí Nguyễn Đức Hạnh – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cùng các thành viên đại diện Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan cùng tham dự.
Các Đại biểu tỉnh Điện Biên tham dự diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển kinh tế số, xã hội số là trọng tâm chiến lược của Việt Nam được xác định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, kinh tế số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ với những mục tiêu cụ thể là: Tỷ trọng kinh tế số cần đạt 20% GDP vào năm 2025 và đến năm 2030 đạt 30% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10% và đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80% vào năm 2025, đạt 95% vào năm 2030; đến năm 2025 tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80% và trên 95% vào năm 2030...
Triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và kinh tế số theo lộ trình đến năm 2025, đến nay toàn quốc đã hoàn thành 2/17 mục tiêu, 20/114 nhiệm vụ; tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước liên tục tăng, từ 11,91% năm 2021 lên 14,29% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là gần 15%. Hiện có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân Việt Nam với bình quân trên 1 triệu người sử dụng/tháng; trong đó nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người sử dụng/tháng. Xu hướng tiêu dùng dịch vụ số của người dân tập trung chủ yếu ở 2 nhóm nền tảng thanh toán số và giải trí. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh thêm: "Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số, kinh tế số lần thứ nhất được tổ chức nhằm cung cấp chuyên sâu các thông tin về định hướng chiến lược phát triển kinh tế số, kinh tế số của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; xu hướng phát triển kinh tế số gắn với phát triển thương mại điện tử nhằm sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra".
Cũng tại Diễn đàn này, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ mục tiêu mà Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, kinh tế số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ đề ra là thách thức lớn trong bối cảnh tiến trình CĐS trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tìm ra những giải pháp đột phá phát triển kinh tế số, kinh tế số, các đại biểu tham dự Diễn đàn cần tập trung thảo luận các vấn đề: Định hướng chiến lược phát triển kinh tế số, kinh tế số của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các xu hướng phát triển kinh tế số gắn với phát triển thương mại điện tử nông thôn, phổ cập chữ ký số và các công nghệ tài chính số, dữ liệu số trong tiến trình CĐS. Đồng thời thảo luận rõ các vướng mắc, phương án gỡ khó trong quá trình phát triển kinh tế số, kinh tế số theo 6 nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; xây dựng nền tảng khoa học đổi mới sáng tạo; thúc đẩy công nghệ số; hoàn thiện nền cơ sở dữ liệu số; đồng bộ các giải pháp CĐS nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng hệ sinh thái công dân số".
Trong khuôn khổ Diễn đàn, cùng với phiên cấp cao, thông qua 3 hội thảo chuyên đề về: “Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số”; “Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng kinh tế số, kinh tế số toàn dân, toàn diện”; “Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và kinh tế số”, các đại biểu trao đổi, thảo luận chia sẻ kiến thức quản lý và thúc đẩy CĐS, trong đó tập trung phát triển kinh tế số, kinh tế số tại Việt Nam, giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, chuyên gia theo tinh thần Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị. Các ý kiến tại Diễn đàn sẽ được tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện lộ trình phát triển kinh tế số và kinh tế số tại Việt Nam.
Song song với phiên Báo cáo chính và các Hội thảo chuyên đề, Diễn đàn còn tổ chức trưng bày triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số như: Thanh toán kỹ thuật số, ví điện tử; thanh toán tiếp xúc và không tiếp xúc EMV và non-EMV; NFC (Kết nối trường gần); thanh toán di động; chữ ký số; công nghệ chuỗi khối; thương mại điện tử; hệ sinh thái số; Blockchain; an toàn thông tin… của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, Misa, Mobifone, FPT, Shopee…
Triển lãm là cơ hội để các đại biểu trực tiếp trải nghiệm, tiếp cận với các kinh nghiệm, giải pháp CĐS thông minh; mở ra cơ hội kết nối với doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế trong huy động nguồn lực, sử dụng các giải pháp, dịch vụ thúc đẩy CĐS, phát triển kinh tế số, kinh tế số cho địa phương, đơn vị để sớm hiện thực hóa các mục tiêu Nghị quyết 52-NQ-TW của Bộ Chính trị đã đề ra./.