Nội dung của Kế hoạch tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng chống BLHĐ
Phổ biến, nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm, hậu quả của bạo lực học đường cũng như trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa BLHĐ. Tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình trong công tác phòng, chống BLHĐ.
Giờ sinh hoạt tập thể của các bé Trường mầm non xã Thanh Yên, huyện Điện Biên Tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống BLHĐ
Triển khai quán triệt thực hiện, phổ biến các văn bản chỉ đạo, tài liệu hướng dẫn về việc tích hợp, lồng ghép nội dung phòng, chống BLHĐ vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, người học trong các cơ sở giáo dục theo hướng dẫn chuyên môn của từng cấp học.
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
100% cơ sở giáo dục ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong tháng 9/2019; xây dựng Kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn trường học; phòng chống BLHĐ của cấp huyện, cấp trường. Xây dựng cơ chế phối hợp phòng ngừa và xử lý BLHĐ giữa ngành Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục tại địa phương với chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể. Rà soát học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và xây dựng kế hoạch hỗ trợ. Các cấp Công đoàn phát động phong trào “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức giáo viên vì một trường học hạnh phúc” từ năm học 2019-2020…
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động về công tác phòng, chống BLHĐ
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động về công tác phòng, chống BLHĐ; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về việc lồng ghép, tích hợp giảng dạy về phòng, chống BLHĐ vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục; Phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.
Tăng cường phối hợp hoạt động trong công tác phòng, chống BLHĐ
Tăng cường phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn như: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội khuyến học, Hội Cựu giáo chức, báo, đài… để đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng, chống BLHĐ và tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục pháp luật; kiến thức, kỹ năng về phòng, chống BLHĐ cho học sinh.
Giờ chơi ở các góc của các bé mẫu giáo lớn- Trường Mầm non Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống BLHĐ
Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống BLHĐ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; Tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư trong việc thực hiện phòng, chống BLHĐ tại các cơ sở giáo dục.
Kế hoạch cũng cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng đối tượng. Theo đó các phòng chuyên môn, nghiệp vụ Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động tham mưu, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phòng, chống BLHĐ năm 2019 đảm bảo đạt mục đích, yêu cầu. Tham mưu tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, chuyên đề nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học về việc thực hiện nội dung phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục.
Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố: Ban hành Kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống BLHĐ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống BLHĐ; Xây dựng quy chế phối hợp phòng ngừa và xử lý BLHĐ giữa ngành Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục tại địa phương với chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể và triển khai thực hiện hiệu quả; Chỉ đạo tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi… của học sinh về phòng, chống BLHĐ; Xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.
Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện: chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về công tác an ninh, an toàn trong các cơ sở giáo dục; giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên, học sinh thực hiện quy định đảm bảo an toàn trường học, phòng, chống BLHĐ; Ban hành kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống BLHĐ phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, nhà trường...
Kế hoạch được ban hành khi năm học 2019-2020 sắp bắt đầu sẽ giúp các đơn vị xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp để công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục được thực hiện hiệu quả hơn./.