cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Giải pháp truyền thông về các điều kiện thực hiện Chương trình phổ thông 2018 tại trường PTDTBT TH Xá Nhè huyện Tủa Chùa

Thứ ba - 27/08/2019 22:52
Công tác truyền thông là nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bởi thông qua các hình thức tuyên truyền sẽ giúp cán bộ quản lý cán bộ, giáo viên, phụ huynh tiếp nâng cao nhận thức, hiểu biết về quan điểm, mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới một cách đầy đủ, đúng đắn. Từ đó, tạo sự đồng thuận, tin tưởng và quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả cao.

Truyền thông về chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đổi mới so với trước đây. Đồng thời cũng xác định rõ các điều kiện thực hiện chương trình, nêu rõ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh. Tuyên truyền để thấy được chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là một đóng góp to lớn, quan trọng, góp phần quyết định chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà được xây dựng trên quan điểm coi mục tiêu GDPT là giáo dục con người toàn diện giúp học sinh phát triển hài hòa về đức, trí, thể, mĩ. Công tác truyền thông tập trung vào  yêu cầu đổi mới "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn",  nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh. Tuyên truyền để thấy được nhiệm vụ và lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới chương trình SGK GDPT.
 

Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè, Tủa Chùa


Xuất phát từ mục tiêu trên Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chuẩn bị các điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới. Đơn vị trường PTDTNT TH Xá Nhè đã quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường quán triệt thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số  ngày 09/6/2014 của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số  ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Coi công tác tuyên truyền chuẩn bị điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới là nhiệm vụ chung của các ban ngành đoàn thể.

Thứ hai, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong thực hiện công tác tuyên truyền. Quan tâm tăng cường các hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị và địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuẩn bị điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới. Thông qua Hội nghị, các buổi họp phụ huynh giữa gia đình - nhà trường và xã hội sẽ tạo sự gắn kết, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp giáo dục. Phát huy tối đa vai trò của các lực lượng xã hội tham gia đóng góp cho giáo dục, trong đó quan tấm đến đóng góp chương trình giáo dục phổ thống mới, đúng như Tác giả Phạm Minh Hạc trong tác phẩm“Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI” đã khẳng định sự nghiệp giáo dục của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác, mà phải có sự chung sức của các lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, tạo nên một xã hội học tập.

 

Học sinh Trường PTDTBT  Tiểu học Xá Nhè tham gia các hoạt động chào mừng ngày 20/11


Thứ ba, đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách theo quy định của pháp luật để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn chuẩn bị điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới tại các xã. Chú trọng củng cố, phát huy vai trò của người quản lý - người làm công tác tuyên truyền chương trình GDPT mới, tham mưu cho Đảng uỷ, UBND xã trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương triển khai kế hoạch phù hợp với nội dung trong tình hình mới.

Thứ tư, tập trung và chú trọng đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền khắc phục những tồn tại, hạn chế công tác này trong những năm qua. Về nội dung tuyên truyền cần cho phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết của người dân, với lứa tuổi, từng đối tượng đặc thù với tình hình thực tiễn của địa phương. Về hình thức cần tiếp tục các hình thức tuyên truyền đã thực hiện có hiệu quả trong những năm qua. Ngoài ra, lồng ghép việc tuyên truyền chương trình GDPT mới tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên pháp luật tại cộng đồng dân cư.

Thứ năm, công tác tuyên truyền gắn với nâng cao trình độ dân trí và cải thiện đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội trong nhân dân; khơi dậy tính tích cực trong mỗi người dân, có phương thức tác động làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn, cách tiếp cận chương trình phổ thông mới trong nhân dân trên địa bàn thôn bản.

Để việc tuyên truyền chuẩn bị điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới thành công hơn nữa trong thời gian tới thì mỗi cán bộ quản lý, giáo viên cần hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, yêu cầu, kế hoạch, nhiệm vụ, lộ trình của chương trình giáo dục phổ thông mới, để tuyên truyền đến nhân dân, học sinh một cách đúng đắn nhất góp phần quyết định chất lượng GD&ĐT. Các cấp lãnh đạo tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để cán bộ quản lý, giáo viên được tiếp cận với chương trình phổ thông mới một cách hiệu quả nhất. Để hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục, rất cần sự thay đổi trong nhận thức và hành động của mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Phải tích cực tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chuẩn bị điều kiện tiến tới thực hiện chương trình phổ thông mới. Mọi tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh thật sự thành công hay không là phụ thuộc vào cái tâm, cái tài và cái tầm của người giáo viên. Chúng tôi tin rằng những giải pháp tuyên truyền nêu trên sẽ giúp ích để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong chương trình giáo dục phổ thông mới./.

Tác giả: Bùi Quang Trung – Hiệu trưởng trường PTDTBT

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm189
  • Hôm nay45,136
  • Tháng hiện tại587,542
  • Tổng lượt truy cập67,311,631
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi