(Đoàn công tác chụp ảnh kỷ niệm cùng cô trò nhà trường)
Chủ đề “Tìm hiểu về nét đẹp quê em” là hoạt động trải nghiệm sẽ giúp trẻ hiểu biết về truyền thống, bản sắc ăn hóa dân tộc, tôn trọng, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống văn hóa của dân tộc mình, tôn trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em, đặc biệt là “Tình hữu nghị giữa 2 nước Việt - Lào”.Buổi trải nghiệm được chia làm 4 nội dung cụ thể: Tìm hiểu về nghề Dệt vải; Một số trang phục của dân tộc Việt; Ghép tranh " Tình hữu nghị Việt Lào" bằng các nguyên liệu tự nhiên; Ẩm thực: một số món ăn của dân tộc Thái.Tìm hiểu về nghề Dệt vải- Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái Tây Bắc: Ở nội dung này, Đoàn công tác được giao lưu với phụ huynh và các cháu học sinh tìm hiểu và trải nghiệm về Nghề Dệt vải- nét văn hóa của người dân tộc thái, được quan sát các cô giáo cùng các cháu học sinh làm “Quả Còn” từ vải thổ cẩm để tham gia trò chơi “Ném còn”(Đ/c Đặng Thị Ngọc Hà- Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Điện Biên tham gia quay sợi cùng phụ huynh)
(Đ/c Đặng Minh Nhụy- Phó trưởng phòng GDTX&CN Sở GD&ĐT
trải nghiệm dệt vải cùng phụ huynh nhà trường)
(Cô giáo cùng Phụ huynh dạy các cháu học sinh làm Quả còn)
Kết thúc phần thứ nhất, Cô trò nhà trường cùng các bậc phụ huynh đã giúp đoàn công tác và các cháu học sinh hiểu về 1 nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của người dân tộc thái Tây Bắc, đó là “Nghề Dệt vải” cần được phát huy và gìn giữ.Giới thiệu về 1 số trang phục của dân tộc Việt: Nhà trường tạo góc trưng bày, giới thiệu về 1 số trang phục của dân tộc Việt, các cô giáo và các cháu học sinh cùng nhau giới thiệu về nét đẹp của trang phục 1 số dân tộc Việt như: Áo dài, Áo tứ thân- trang phục của dân tộc kinh, Áo cóm, váy nhung đen, khăn piêu…trang phục dân tộc thái; Những chiếc váy xòe với họa tiết sặc sỡ dân tộc H’mông, ngoài ra còn có trang phục của dân tộc Lào…
Ghép tranh " Tình hữu nghị Việt Lào" bằng các nguyên liệu tự nhiên
Với mong muốn cho trẻ được tìm hiểu về mối quan hệ giữa 2 dân tộc anh em Việt Nam -Lào, nhằm phát huy tình hữu nghị giữa 2 nước. Cô- trò nhà trường đã cùng nhau tạo nên 1 bức tranh về “Tình hữu nghị Việt-Lào”, từ các nguyên vật liệu tự nhiên như các loại hột, hạt, rơm và lá cây, qua bàn tay khéo léo của các cô giáo và các cháu tạo nên 1 bức tranh gồm một số hình ảnh biểu tượng của 2 nước như: Tháp Chăm, Quốc kỳ, Hoa Chăm Pa biểu trưng cho nước Lào, Lăng Hồ Chủ Tịch, Cờ đỏ sao vàng, Hoa Sen là biểu trưng cho nước Việt. Cô giáo: Nguyễn Thị Mai Đào (áo dài) cùng phụ huynh và các cháu học sinh giới thiệu về ý nghĩa của bức tranh
Bức tranh thể hiện mối quan hệ mật thiết, gắn kết giữa 2 dân tộc anh em Việt- Lào, được đoàn công tác đánh giá cao về ý tưởng và sự khéo léo của cô giáo cùng các cháu học sinh.Đoàn công tác cùng các cô giáo và các cháu học sinh bên bức tranh “Tình hữu nghị Việt- Lào"
Nội dung thứ tư: Tìm hiểu về 1 số món ăn của dân tộc TháiMâm cơm mời khách thưởng thức 1 số món ăn của người dân tộc Thái
Qua đây, Thực khách sẽ được thưởng thức 1 số món ăn đậm đà bản sắc dân tộc như: Canh bon, Cơm lam ăn cùng quả Mắc Cọ, Hoa đắng nhồi thịt nướng, Cá nướng ống tre, Măng đắng cùng với gia vị đặc trưng là Chẳm chéo … ( Đoàn công tác thích thú với những món ăn của người dân tộc Thái và cùng nhau “bắt tay đoàn kết” bên mâm cơm)
(Cùng trải nghiệm trộn món “Rau nộm”với các gia vị theo ý thích)
Kết thúc chương trình, cả đoàn cùng tham gia Nhảy sạp (múa sạp)- một nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. (Giáo viên, phụ huynh, học sinh cùng Đoàn công tác vui nhộn trong điệu Sạp)
Buổi trải nghiệm với hình thức đơn giản nhưng mang nội dung và ý nghĩa lớn: Trẻ được tự tay tạo lên 1 số sản phẩm đặc trưng của dân tộc mình như làm Quả còn, cùng nấu và giới thiệu về các món ăn dân tộcgiúp trẻ hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị tinh hoa, văn hóa của dân tộc mình, qua đó giáo dục trẻ về tình yêu Quê hương, đất nước.Qua bức tranh về tình hữu nghị Việt-Lào, bằng việc tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có để tạo nên những bức tranh giúp bảo vệ môi trường vàtrẻ biết thêm về mối quan hệ giữa hai dân tộc anh em, thể hiện sự tôn trọng về quan hệ 2 nước Việt Nam- Lào. Ngoài ra, các nội dung trong buổi trải nghiệm còn góp phần giúp đoàn công tác hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa của địa phương.Nội dung trải nghiệm của nhà trường là một trong các hoạt động rất thực tế và gần gũi trong việc giáo dục trẻ hiện nay cần được phát huy, nhân rộng hơn nữa./.