byporno.net: Nhằm khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy di sản văn hóa Việt Nam góp phần quảng bá giá trị, vẻ đẹp truyền thống tà áo dài gắn với người phụ nữ Việt Nam, kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2021) và 1891 năm Ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Công đoàn Ngành Giáo dục đã phát động"Tuần lễ Áo dài" đến toàn thể nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong tỉnh.
Nữ cán bộ, công chức, người lao động Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo
Hưởng ứng phát động của Công đoàn Ngành Giáo dục, Công đoàn Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo khuyến khích nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động mặc áo dài khi tham dự các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống, ngày lễ lớn, các sự kiện của cơ quan, đơn vị, các hoạt động cộng đồng; vận động mặc áo dài trong ngày làm việc phù hợp với điều kiện và đặc thù nghề nghiệp, đảm bảo thuận tiện, an toàn lao động.
Từ ngày 01/3 đến ngày 08/3/2021 công chức và người lao động nữ của Công đoàn Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo mặc trang phục áo dài nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, sinh sống xã hội nhằm đẩy mạnh quảng bá chiếc áo dài và khẳng định chủ quyền áo dài của Việt Nam.
Áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống và là biểu tượng về nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, miềm mại và thanh thoát hơn.
Áo dài đã gắn liền với tâm hồn người Việt từ nghìn đời nay: Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên trường phố. Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó…” (trích Một thoáng quê hương - Từ Huy).
Có thể thấy, trải qua các giai đoạn phát triển với những cải biến, cách tân, sử dụng ngày càng đa dạng về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn… chiếc áo dài Việt Nam đang cho thấy sức sống mạnh mẽ. Áo dài đã vượt qua nhiều thử thách để vừa bảo lưu các giá trị truyền thống tốt đẹp, tôn vinh người phụ nữ, vừa trở thành một biểu tượng của văn hóa Việt Nam thời hiện đại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước ta ra khắp thế giới./.