Về quy mô trường, lớp, học sinh, cấp tiểu học có 173 trường tiểu học và 03 trường THCS có lớp tiểu học với 3.440 lớp/61.397 học sinh (tăng 32 lớp và 1.707 học sinh so với năm học 2011-2012). Trong đó học sinh dân tộc có 54.375/61.397 em (88,6%), học sinh khuyết tật học hoà nhập: 697/61397(1,13%). Số trường tiểu học dạy 2 buổi/ ngày là 155 trường với 2.206 lớp, 43.226 học sinh (70,2%) tăng 13.241 học sinh học 2 buổi/ngày so với năm học 2011-2012.
Số trường tiểu học có học sinh nội trú dân nuôi: 107 trường, trong đó có 26 trường PTDTBT tiểu học với 7.178 học sinh (11,6%) tăng 2.061 học sinh so với năm học 2011- 2012. Số trường tiểu học có lớp ghép: 112 trường, 506 lớp, 6.315 học sinh chiếm 10,25%. Tỷ lệ học sinh/lớp: 17,84 (61397 học sinh/3440 lớp).
Giờ ra chơi của học sinh tiểu học
Kết quả xếp loại trường học thân thiện, học sinh tích cực năm học 2012-2013: Xuất sắc 57/173 trường, đạt tỷ lệ 33%, tốt 68/173 đạt tỷ lệ 39,3%, khá 32/173 đạt tỷ lệ 18,5 % trung bình 16/173 đạt tỷ lệ 9,2%.
Tiếp tục mở rộng thí điểm xây dựng sân trường tiểu học thân thiện nhằm tạo ra khu vui chơi, thể dục thể thao, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh học 2 buổi/ngày, có 80 trường tiểu học thuộc 8/10 huyện, thị xã, thành phố đầu tư xây dựng khu vui chơi ngoài trời cho học sinh với tổng kinh phí gần 20 tỷ đồng, tăng 42 trường so với năm học trước. Điển hình trong phong trào là các phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Ảng.
Về công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia
Tổ chức kiểm tra công nhận 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (huyện Điện Biên: 03; Tuần Giáo: 04; Điện Biên Đông: 02; Mường Ảng 01 trường) nâng tổng số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của tỉnh lên 71/173 trường đạt tỷ lệ 41%. Trong tổng số 71 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia có 10 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (thành phố Điện Biên Phủ 5; Điện Biên 3; Tuần Giáo 2).
Trường Tiểu học Nam Thanh- TP Điện Biên Phủ
Về công tác Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 12655/12673 trẻ (99,9%). Tỉ lệ huy động trẻ 6 đến 10 tuổi ra lớp đúng độ tuổi: 59259/59348 trẻ (99,8%). Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 9939/10273 trẻ (91,7%).
Tính đến 31/5/2013, toàn tỉnh có 9/9 huyện, thị, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi: 112/112 (100%) trong đó có 50/112 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2 (44,6%).
Về tổ chức tốt các hội thi
Hội thi đồ dùng dạy học tự làm cấp tỉnh, tiếp tục phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học bằng nguyên liệu của địa phương và tổ chức thi và triển lãm các đồ dùng do giáo viên tự làm có chất lượng. Hội thi và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm năm nay có 9/9 phòng Giáo dục và Đào tạo tham gia dự thi với tổng số 53 sản phẩm. Có 48/53 sản phẩm được Ban tổ chức trao giải, trong đó có 04 Giải nhất; 12 giải nhì; 16 giải ba; 16 giải khuyến khích.
Thi giáo viên dạy giỏi các cấp, có 100% các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Trong năm học, có 05 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tham gia Liên hoan Giáo viên Dạy giỏi cấp tiểu học toàn quốc và được công nhận danh hiệu "Giáo viên giỏi tiêu biểu cấp quốc gia".
Với các cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Thi vẽ tranh ATGT chủ đề "Chiếc ô tô mơ ước" lần thứ 2 vó 102/173 trường tiểu học tham gia, có 5.958 bức tranh gửi tham dự thi, 1 bức tranh đạt giải khuyến khích cấp toàn quốc.
Thi giao thông thông minh qua mạng internet có 1.611 học sinh tham gia. Thi "Ý tưởng trẻ thơ" lần thứ 6 có 106 trường tham gia, với 4.406 bức tranh gửi tham dự. Thi tiếng Anh qua mạng cấp tỉnh có 132 học sinh đạt giải. Dự thi tiếng Anh qua mạng cấp quốc gia có 15 học sinh và 2 em đoạt giải (1 giải đồng, 1 giải khuyến khích). Thi giải Toán qua mạng cấp tỉnh có 482 học sinh; cấp quốc gia có 17 học sinh dự thi và đạt 1 giải đồng. Tham gia giao lưu Toán tuổi thơ tại Vĩnh Phúc có 5 học sinh tiểu học và có 02 học sinh đạt giải đồng.
Việc triển khai thực hiện các Chương trình, Dự án, Đề án, tiếp tục triển khai Dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản cho trẻ em dân tộc thiểu số" tại huyện Mường Chà do Tổ chức cứu trợ trẻ em tài trợ. Dạy thí điểm 12 lớp song ngữ với 223 học sinh tại 4 trường tiểu học Sa Lông, Hừa Ngài, Mường Tùng, Mường Anh.
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (seqap) thực hiện tại 32 trường tiểu học thuộc 6 huyện tham gia chương trình với tổng số 576 lớp 11.492 học sinh, số học sinh học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%. Huy động cộng đồng được trên 1,6 tỷ đồng để tổ chức bán trú cho 5.575/11.492 học sinh đạt tỷ lệ 48,5%.
Tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn lớp 3,4,5 tại 59 trường 360 lớp 8216 học sinh; dạy tiếng Anh bắt buộc tại 42 trường 170 lớp, 4656 học sinh (lớp 3: 108 lớp, 2887 h/s; lớp 4: 62 lớp, 1769 h/s). Thực hiện dạy tin học theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh lớp 3,4,5 tại các trường có đủ điều kiện về giáo viên và phòng máy tính (2 tiết/tuần) với 277 lớp 7.233 học sinh.
Triển khai thí điểm Phương pháp dạy học"Bàn tay nặn bột" tại Trường Tiểu học Số 1 Thanh Xương và Trường Tiểu học Số 2 Sam Mứn huyện Điện Biên với số lượng 4 lớp, 88 học sinh.
Chỉ đạo dạy học theo tài liệu thí điểm của Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (GPE-VNEN) tại 9 huyện, thị xã, thành phố với 68 trường tiểu học, 549 lớp, 8757 học sinh, trong đó: Lớp 2: 283 lớp, 4445 học sinh; Lớp 3: 256 lớp, 4312 học sinh.
Thực hiện Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010-2015 tại xã Pa Thơm huyện Điện Biên, xã Pa Tần, Nậm Kè, Chung Chải huyện Mường nhé với số lượng 142 học sinh trong đó có 117 học sinh dân tộc Cống; 25 học sinh dân tộc Si La.
Tổ chức dạy tiếng Thái và tiếng Mông tại 40 trường tiểu học với số lượng: 59 lớp 1.355 học sinh học Tiếng Thái; 45 lớp 1.047 học sinh học tiếng Mông. Đào tạo 38 giáo viên dạy tiếng Thái và 37 giáo viên dạy tiếng Mông tại Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh 100% giáo viên hoàn thành khóa học trong tháng 6 năm 2013.
Đề án Dạy học 2 buổi/ngày và bán trú cấp tiểu học giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 thực hiện vượt tiến độ, số học sinh học 9 buổi/tuần đạt 43.226/61.397 em (70,4%), số học sinh bán trú 10.312/61.397 (16,7 %). Số học sinh học 9 buổi/tuần và bán trú tăng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra do tác động tích cực của Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (Seqap).
Với sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học trong toàn ngành đã góp phần đem lại những kết quả, những bước tiến quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển của giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015./.
Đào Thái Lai- Phòng Giáo dục tiểu học