cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên

Thứ tư - 15/02/2017 04:16
byporno.net - Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Thứ hai là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao.
Bậc học Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục, bởi vì giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ.

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại quan trọng của tỉnh Điện Biên, có diện tích 60,0905 km², gồm 7 phường: , , , , , ,  và 2 xã: , , quy mô dân số dự báo đạt 150.000 người trong đó có 120.000 người ở khu vực nội thị năm 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên duy trì 1,1%/năm, có dân số trẻ trong độ tuổi mầm non là 7282 (năm 2020) tăng 674 trẻ so với năm 2017 và dự báo tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo.


Một góc Thành phố Điện Biên Phủ

Hiện nay số trường Mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ 19 trường trong đó ngoài công lập có 02 trường và 03 nhóm trẻ, với tổng số  trẻ là 156; dự báo đến năm 2020 số trường Mầm non trên địa bàn thành phố là 20 trường, tăng 01 trường so với năm 2017, số lớp 162 lớp tăng 6 lớp so với năm 2017. Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp hiện nay đối với trẻ em nhà trẻ (0-2 tuổi): 30,2%, trẻ mẫu giáo (3-5 tuổi): 99,8%, trẻ mẫu giáo 5 tuổi: 100%. Như vậy tỉ lệ huy động trẻ 0-2 tuổi ra lớp so với mục tiêu mà Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 20/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế tỉnh Điện Biên đưa ra đến năm 2020 đạt 50% thì còn 19,8% số trẻ 0-2 tuổi chưa huy động được. Đây là nguồn khách hàng dồi dào cho việc phát triển các trường mầm non ngoài công lập (MNNCL) trên địa bàn Thành phố, nhằm đáp ứng nhu cầu của các cha mẹ mong muốn được đưa con đến trường để yên tâm làm việc, công tác. Trên thực tế số trẻ chưa huy động ra lớp phần lớn các phụ huynh đang phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ (từ 2 đến 4 triệu đồng) để thuê người trông và chăm sóc, trong khi đa số những người được thuê đó không được trang bị về kiến thức và phương pháp sư phạm về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.

Về thực trạng của các trường Mầm non trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ hiện nay: Tính đến tháng 11 năm 2016 có 02 trường MNNCL đó là trường Mầm non (MN) tư thục Ánh Thu có 3 lớp với 61 trẻ; trường MN tư thục Rainbow có 7 lớp với 132 trẻ, với số lượng trẻ của cả hai trường 193 trẻ chiếm gần 3% số trong độ tuổi Mầm non trên địa bàn thành phố. Đối với nhóm trẻ hiện có 3 nhóm trẻ ngoài công lập (NCL) với 39 trẻ trong đó nhóm Sao Mai có 15 trẻ, nhóm Phương Nam có 16 trẻ, nhóm Hoa Lê có 08 trẻ. Hầu hết các cơ sở này đều kí hợp đồng lao động với người lao động, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo cho công tác giảng dạy, cơ sở vật chất tương đối đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định. Bên cạnh đó cũng có một số hạn chế nhất định như: Có cở sở trường chưa có tổ chuyên môn theo quy định của Thông tư 13/2015/TT-BGDDT ngày 30/6/2015. Các CBQL, giáo viên, người chăm sóc trẻ tại các nhà trường và nhóm trẻ thường xuyên thay đổi nên việc tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Phòng giáo dục, Sở GD&ĐT, trường Cao đẳng sư phạm chưa được đầy đủ, dẫn đến việc cập nhật nắm bắt những nội mới trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.

Phát triển giáo dục ngoài mầm non ngoài công lập chính là phát triển mạng lưới trường lớp, phát triển nguồn nhân lực, chất lượng cơ sở vật chất, công nghệ quản lý để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đồng thời tăng cường sự đa dạng các dịch vụ định hướng và đáp ứng nhu cầu của người học, theo định hướng phát triển dịch vụ giáo dục ngoài công lập nói chung và giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng của thành phố đến năm 2020 định hướng 2030, đòi hỏi chính quyền thành phố cần đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để các đơn vị đầu tư cũng như toàn xã hội cho việc chấp nhận và tạo phát triển dịch vụ này. Để phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay chúng ta cần chú trọng vào một số giải pháp cơ bản sau:

Giải pháp 1: Phát triển mạng lưới giáo dục mầm non ngoài công lập  Để phát triển tốt loại hình GDMNNCL theo định hướng giáo dục của ngành giáo dục vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, sự đồng thuận của phụ huynh và nhân dân thì chúng ta cần phải: 

- Quy hoạch mạng lưới các trường MNNCL, cùng quá trình đô thị hóa, có cách thức để thu hút đầu tư và tạo điều kiện hết mức có thể để đa dạng hóa các loại hình GDMN.
 
- Có kế hoạch kiểm tra giám sát thường xuyên trong việc thực hiện chiến lược phát triển trường mầm non. Xây dựng các chính sách ưu tiên hỗ trợ kịp thời thông qua các đề án xã hội hóa GDMN để phát triển các trường mầm non ngoài công lập trên địa bàn. 

- Khuyến khích sự phát triển về dịch vụ giáo dục, đa dạng các loại hình dịch vụ trong việc hỗ trợ người học từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường truyền thông làm thay đổi nhận thức từ nhà quản lý, xã hội, nhà đầu tư, người học cụ thể: 

+ Về nhận thức của nhà quản lý: Nhận thức của nhà quản lý phải theo hướng tích cực, phải xem việc GDMNNCL là thực sự cần thiết để góp phần cùng giáo dục công lập hoàn thành mục tiêu giáo dục đồng thời làm tăng chất lượng giáo dục, tăng chất lượng cuộc sống, các cấp lãnh đạo, các ngành nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân để từ đó thay đổi công tác quản lý giáo dục NCL, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục vào đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng giáo dục và thực hiện chỉ đạo các hoạt động giáo dục theo Luật Giáo dục hiện hành.

+ Nhận thức người học: Tuyên truyền các dịch vụ GDMNNCL nhằm đáp ứng sự đa dạng dịch vụ lựa chọn, đáp ứng mọi nhu cầu, tiện lợi cũng như tiện nghi cho người học, nâng cao mức chuẩn giáo dục. Phụ huynh, người dân nhận thức đầy đủ về GDMNNCL trong việc gửi con em mình cho nhà trường và đóng nộp học phí cũng như công tác xã hội hóa giáo dục trong các cơ sở giáo dục NCL nói chung và trường MNNCL nói riêng. 

+ Nhận thức nhà đầu tư: Giúp nhà đầu tư hiểu việc đầu tư cho giáo dục giáo dục là khá đặc biệt, mang tính xã hội lâu dài, chặt chẽ và mang tính giáo dục đúng theo sự chỉ đạo của Đảng, phát luật của nhà nước, mở rộng thu hút đầu tư cả trong nước và nước ngoài nhưng không chệnh hướng xây dựng nền giáo dục theo định hướng XHCN. Chính vì thế tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cần phải tuyên truyền vận động các tổ chức giáo dục đảm bảo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng các hình thức cung cấp, gắn quyền lợi với trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân. 

+ Nhận thức xã hội: Nhận thức xã hội về GDNCL có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các đơn vị hoạt động trong hình thức xã hội hoá. Xã hội cần có những dịch vụ giáo dục ngoài công lập, những gì mà vai trò giáo dục mầm non ngoài công lập đảm trách, sự hiểu biết và chia sẻ của xã hội là cần thiết, là điều kiện để GDMNNCL phát triển.

Đối với UBND phường - cấp quản lý nhà nước trực tiếp các cơ sở giáo dục mầm non phải thường xuyên đôn đốc, tạo mọi điều kiện khuyến khích phát triển các cơ sở GDMNNCL, kể cả về quỹ đất, chính sách ưu tiên, đặc biệt phải đối xử công bằng giữa GDCL và GDNCL.


Trẻ trong hoạt động góc (phân vai) tại trường mầm non Sơn Ca, TP. Điện Biên Phủ

 
Giải pháp 2: Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ giáo dục ngoài công lập

Khác với giáo dục mầm non công lập, GDMNNCL có những thuận lợi riêng trong việc phát triển các loại hình dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của nhân dân ở nhiều hình thức. Các cơ sở nhà trường, nhóm trẻ cần đẩy mạnh và mở rộng các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ như dạy ngoại ngữ cho trẻ, dịch vụ xe đưa đón trẻ, tắm rửa vệ sinh cho trẻ cuối ngày, trông trẻ muộn, nhận trẻ cả ngày lễ và thứ 7- Chủ nhật,… Cung cấp thông tin cập nhật cho phụ huynh thông qua lắp đặt camera đến từng lớp học từ đó phụ huynh có thể quan sát được con em mình đang tham gia hoạt động gì trên lớp học, tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào nhà trường. Tạo đặc trưng riêng cho cơ sở nhà trường mà có thể các trường công lập chưa có như: Đa dạng hóa chương trình giáo dục (có thể áp dụng giáo dục theo các phương pháp tiên tiến trên thế giới, dạy ngoại ngữ,…), có các cơ sở thực hành cho trẻ sau khi trẻ học được những kiến thức mà các cô giáo đã dạy, đặc biệt là đa dạng các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ…

Giải pháp 3: Phát triển nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực GDMNNCL

Cơ cấu lại và quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hiện nay. Có chính sách đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực là giáo viên mầm non đã đào tạo có chất lượng tại trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên tham gia GDMN trong cũng như ngoài công lập. Tạo cơ chế mở để khuyến khích với các chuyên gia trong và ngoài nước đến hợp tác trong lĩnh vực GDMNNCL. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ngoài công lập. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng tại trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, đa dạng các hình thức đào tạo; chú trọng tuyên truyền, có chính sách hỗ trợ cho người dạy và người học để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người chưa có nghiệp vụ nhưng có nhu cầu phát triển nhóm trẻ gia đình.

Giải pháp 4: Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân

 Phát triển GDMNNCL là một trong những chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và xu hướng toàn cầu hóa. Do đó đây là chủ trương cần thiết cho tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng như các tỉnh, thành phố nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từng bước xây dựng lộ trình hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất đối với các trường, nhóm trẻ gia đình. Tham mưu hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho GDMNNCL.

Các cơ sở GDMNNCL trú trọng phát triển cơ sở vật chất, phòng học, sân chơi, bãi tập, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời… cho trẻ, lưu ý đảm bảo chất lượng công trình kể cả về hình thức lẫn các thông số kĩ thuật. Xây dựng các phòng học ngoại ngữ, cơ sở thực hành thực tiễn cho trẻ, học đi đôi vơi hành; lắp camera và thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, tránh bạo hành trẻ em, có phương tiện đưa đón trẻ… Cập nhật thường xuyên công nghệ dạy học cũng như các công nghệ trong quản lý nhà trường.

Giải pháp 5: Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với GDMNNCL

Trước hết phải thay đổi nhận thức đối với giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi đây là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập chưa đáp ứng hết được, đặc biệt đối với việc huy động trẻ ra lớp ở độ tuổi 0-2 tuổi, do những hạn chế về nguồn lực từ nhà nước và thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục hiện nay. Đổi mới quản lý nhà nước với giáo dục mầm non ngoài công lập là tiền đề, nền móng cho việc phát triển MNNCL, nhằm hướng tới sự phát triển đúng hướng, góp phần thoả mãn nhu cầu giáo dục mầm non của người dân và bảo đảm lợi ích của các chủ đầu tư. Quản lý nhà nước với giáo dục mầm non ngoài công lập là quản lý các hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non do các chủ thể ngoài nhà nước đầu tư và thực hiện hoạt động phải đúng pháp luật của Việt Nam, vì thế khác với giáo dục mầm non công lập là do nhà nước tài trợ hoàn toàn, dễ quản lý hơn. Nhà quản lý giáo dục cấp tỉnh cần tạo mọi điều kiện về mặt pháp lý theo hướng mở đúng luật định, đơn giản hóa các thủ tục cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng các mô hình trường MNNCL. Quy định, thống nhất những tiêu chuẩn và chương trình giáo dục mầm non nói chung, cũng như tiêu chuẩn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cô nuôi dạy trẻ mà các cơ sở ngoài công lập phải chấp hành như các cơ sở công lập. Thành phố cần tích cực hơn nữa trong công tác tuyên truyền phát triển GDMNNCL; tham mưu, thực hiện các cơ chế ưu đãi về cho thuê đất, cơ sở vật chất, nguồn vốn theo các quy định hiện hành nhằm khuyến khích các nhà đầu tư thành lập, phát triển các cơ sở GDMNNCL.

Như vậy việc phát triển các trường mầm non ngoài công lập đối với thành phố Điện Biên Phủ là vấn đề cần thiết không chỉ giảm tải cho GDMNCL mà còn đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của xã hội, của nhân dân đối với các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trong bậc học mầm non, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của tỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay./.

Tác giả: Phạm Ngọc Cảnh - Chuyên viên phòng Mầm non

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập792
  • Máy chủ tìm kiếm585
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay43,441
  • Tháng hiện tại698,334
  • Tổng lượt truy cập67,422,423
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi