cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Hội thảo góp ý dự thảo đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số”

Thứ hai - 02/11/2015 03:18
byporno.net - Ngày 29/10/2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học dân tộc thiểu số” tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Nghĩa - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì hội thảo. Cùng dự hội thảo có tiến sĩ Đặng Xuân Thanh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai; đại biểu Ủy ban chính sách dân tộc của Quốc hội, Vụ Khoa giáo - Văn xã, Văn phòng chính phủ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam, các tổ chức quốc tế (Plan, World Vision); lãnh đạo và chuyên viên Vụ Giáo dục mầm non, vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Dân tộc - Bộ GD&ĐT; Đại biểu các Sở GD&ĐT 8 tỉnh miền núi phía Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn).


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: Trong trường học, tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức để giao tiếp, dạy học nhưng với trẻ dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ nên cần phải chuẩn bị tiếng Việt để các em có thể tiếp thu kiến thức, học các kỹ năng, qua đó tạo niềm tin, sự háo hức cho trẻ khi đến trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Để đề án có tính khả thi, các địa phương, các đại biểu tham dự Hội thảo cần phân tích sâu sắc thực trạng, từ đó góp ý cho mục tiêu, giải pháp và tổ chức thực hiện đề án phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay.

Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” đưa ra mục tiêu đến năm 2020: 100% trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số được tăng cường chuẩn bị vốn tiếng Việt phù hợp theo từng độ tuổi để tiếp thu kiến thức và tham gia hiệu quả các hoạt động trong nhà trường và hoạt động giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày; 100% giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ là người dân tộc được bồi dưỡng về tiếng dân tộc, kỹ năng chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho trẻ; 100% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, tiểu học được xây dựng môi trường tăng cường chuẩn bị tiếng Việt tại trường, điểm trường thông qua đầu tư trang thiết bị, đồ chơi, sách, truyện… Hỗ trợ chính sách với trợ giảng, giáo viên dạy lớp ghép đồng thời xây dựng mô hình điểm phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương…


Trao đổi về mô hình “Bà mẹ trợ giảng” tại huyện Tủa Chùa

Tại hội thảo, đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý về cấu trúc, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, các nhiệm vụ và giải pháp của dự thảo đề án. Nhiều ý kiến đại biểu đi sâu vào phân tích nội dung “Tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường tiếng Việt” như: việc tăng thời lượng chuẩn bị tiếng Việt, có nên dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 trong hè ? dạy song ngữ với những địa phương có điều kiện; nội dung xây dựng môi trường tiếng Việt; xây dựng và thực hiện một số chính sách, chế độ hỗ trợ đội ngũ tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số…


Mô hình “Bà mẹ trợ giảng” tại huyện Tuần Giáo

Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số” có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo tới đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương. Hội thảo này được xem là một cơ hội tốt để các tỉnh vùng Tây Bắc tham gia góp ý kiến cho dự thảo Đề án, giúp Ban soạn thảo có nhiều thông tin hữu ích để hoàn thiện Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2015./. 

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên- Phòng GDMN

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm66
  • Khách viếng thăm235
  • Hôm nay33,470
  • Tháng hiện tại721,987
  • Tổng lượt truy cập67,446,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi