cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Giảm rào cản ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số với mô hình “Bà mẹ trợ giảng” tại huyện Tủa Chùa- tỉnh Điện Biên

Thứ ba - 13/12/2016 19:25
byporno.net- Tủa Chùa là huyện nghèo, vùng núi cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên, trung tâm huyện cách quốc lộ 6 hơn 18 km, cách thành phố Điện Biên Phủ 125 km, phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; phía Đông giáp huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Tây giáp huyện Mường Chà và thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên. Dân số 51.942 người với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó: dân tộc Mông chiếm 71%, dân tộc Thái chiếm 16% còn lại là các dân tộc khác như: Kinh, Dao, Hoa, Khơ mú, Phù Lá.
Với đặc thù là trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đa số trong các lớp mầm non tại Tủa Chùa, môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho trẻ tại trường còn nhiều hạn chế, chưa tạo được môi trường giao tiếp tiếng Việt thường xuyên cho trẻ trong gia đình và cộng đồng nơi trẻ sinh sống. Tỷ lệ trẻ là người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ chưa đến trường còn khá lớn (83,8%), dẫn đến trẻ gặp nhiều khó khăn về khả năng sử dụng tiếng Việt khi ra lớp mẫu giáo. Mặt khác nhiều giáo viên người Kinh không biết tiếng của trẻ dân tộc thiểu số trong lớp, một số giáo viên là người DTTS nhưng không dạy trẻ cùng dân tộc dẫn đến khó khăn trong việc giao tiếp và thực hiện chương trình giáo dục theo quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Một số lớp chưa đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về phòng học, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và học liệu để trẻ học tiếng Việt. Thiết bị dạy học, thiết bị nghe nhìn, truyện tranh phục vụ dạy tăng cường tiếng Việt và tổ chức các hoạt động giáo dục khác chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ DTTS.


Chị Sùng Thị Phua, “Bà mẹ trợ giảng” tại điểm trường MN Mường Báng, huyện Tủa Chùa

 
Như chúng ta đã biết tiếng Việt đối với trẻ dân tộc thiểu số là ngôn ngữ khá mới mẻ với trẻ vừa ra lớp, trong khi đó, cô giáo chủ yếu là người Kinh không nói được tiếng mẹ đẻ của trẻ,Mường cô và trẻ khó giao tiếp với nhau. Đây là thực tế tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên nói riêng và nhiều tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc nói chung. Thực tế, trẻ người dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, cô không biết tiếng Mông nên trong lớp học không ai hiểu ai nói gì. Hơn nữa cô giáo lại không hiểu rõ những phong tục tập quán của đồng bào từng dân tộc, nên việc đến lớp, giao tiếp giữa cô và trẻ vô cùng khó khăn. Trẻ ngại đến lớp vì không hiểu cô giáo nói gì. Không chỉ trò vất vả mà cô cũng rất vất vả. Đối với trẻ, ngay cả khi cô giáo có thể giao tiếp được với học trò thì sự hạn chế về ngôn ngữ cũng khiến cô gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển tải nội dung bài học cho trẻ đặc biệt là tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm tích hợp. Hằng ngày trên lớp, cô dạy trẻ nói tìm mọi cách cho trẻ nhớ, trẻ hiểu và trò cố gắng để nghe nhưng đến tối về gia đình lại giao tiếp bằng bản ngữ, hôm sau đến lớp những từ mới, câu mới hôm trước cô dạy trẻ cũng không nhớ được là bao. Đặc biệt là ở những vùng khó khăn hiện còn rất nhiều lớp mẫu giáo ghép, việc thực hiện chương trình GDMN bằng tiếng Việt ở những lớp học này cũng là một thách thức đối với giáo viên. Hơn nữa những trẻ chưa biết một từ nào tiếng Kinh nên các em rất sợ đến trường, ngại giao tiếp vì đến trường phải nói bằng tiếng phổ thông. Nhiều cha mẹ trẻ không biết tiếng Kinh nên các thầy cô muốn trao đổi về tình hình học tập của con ở trường với phụ huynh cũng rất khó khăn. Khi học sinh không đến lớp, để vận động được học sinh đi học, thầy cô phải kết hợp với trưởng thôn bản thì mới có thẻ thuyết phục được cha mẹ trẻ cho con đến trường. Rào cản ngôn ngữ thực sự không chỉ gây khó khăn cho học sinh khi tiếp thu bài giảng mà đối với giáo viên, nó cũng thực sự là một bức tường ngăn cách với phụ huynh và học sinh.

Cùng với thực hiện Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Bộ, Tủa Chùa được sự quan tâm của chương trình dự án đã đưa mô hình “Bà mẹ trợ giảng” để triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp thuộc vùng dự án nhằm xóa bỏ rào cản ngôn ngữ, giúp trẻ tự tin hơn khi đến trường.


Bà mẹ trợ giảng tại trường mầm non Sính Phình

 
Mô hình “Bà mẹ trợ giảng” với giáo dục vùng cao huyện Tủa Chùa

Năm 2009, được sự quan tâm của tổ chức Tầm nhìn Thế giới, mô hình “Bà mẹ trợ giảng” được triển khai tại huyện Tủa Chùa của tỉnh Điện Biên với 05 đơn vị trường thuộc 04 xã. Phòng GD&ĐT huyện Tủa Chùa đã chỉ đạo các trường mầm non: Tham mưu với UBND xã lựa chọn các Bà mẹ trợ giảng có trình độ văn hóa biết đọc biết viết, có khả năng về tiếng Việt, với số lượng ban đầu là 9  người và tăng dần qua các năm từ 11-13-14-17 và đến nay là 14 người; xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho các Bà mẹ trợ giảng; xây dựng bảng phân công công việc và nội dung công việc hỗ trợ giáo viên trên lớp cho các Bà mẹ trợ giảng;

Phòng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các Bà mẹ trợ giảng để có biện pháp bồi dưỡng, tham mưu với Chương trình Phát triển vùng hỗ trợ tiền công, hỗ trợ con giống dê và gà để giúp các bà mẹ trợ giảng phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống; lập kế hoạch đề nghị dự án cho các Bà mẹ trợ giảng đi tham quan học hỏi kinh nghiệm tại huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên, ở huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái và ở tỉnh Quảng Nam; thường xuyên đánh giá khả năng tiếng Việt và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các lớp có Bà mẹ trợ giảng để đánh giá kết quả của mô hình và nhân ra diện rộng qua các năm.

Công việc chính của các Bà mẹ trợ giảng đó là hỗ trợ giáo viên trong thực hiện chương trình GDMN bằng cách dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc của trẻ cho trẻ hiểu thông qua các hoạt động làm quen, phối hợp với giáo viên chuẩn bị và tổ chức các hoạt động cho trẻ… Chính vì vậy, Bà mẹ trợ giảng ngoài điều kiện là người địa phương, yêu trẻ, muốn gắn bó với giáo dục thì còn phải thông thạo tiếng Việt. Hằng ngày, Bà mẹ trợ giảng đón trẻ cùng các cô vào buổi sáng, sau đó sẽ có một thời gian trò chuyện cùng trẻ và hỗ trợ giáo viên khi cần. Với hoạt động góc, Bà mẹ trợ giảng nhập vai chơi cùng trẻ. Buổi chiều sau khi trẻ ngủ dậy chơi cùng trẻ, nếu có trò chơi mới thì cùng cô giáo hướng dẫn trò chơi mới cho trẻ rồi dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Kết thúc ngày học là trả trẻ cùng cô giáo. Hàng tuần, Bà mẹ trợ giảng lên lớp 5 ngày/tuần giống như lịch của cô giáo.

 Những khó khăn khi thực hiện mô hình bà mẹ trợ giảng

 Lựa chọn Bà mẹ trợ giảng: Với tiêu chuẩn Bà mẹ trợ giảng phải có trình độ học vấn, có vốn kinh nghiệm và khả năng nghe nói hiểu tiếng Việt tốt thì tại địa phương lựa chọn không phải dễ dàng, các Bà mẹ trợ giảng chỉ nghe hiểu nói được phần nào tiếng Việt, phát âm không rõ ràng.

 Trình độ văn hóa của Bà mẹ trợ giảng: Đa số các Bà mẹ trợ giảng mới học hết tiểu học hoặc THCS.

 Điều kiện gia đình: Kinh tế gia đình của Bà mẹ trợ giảng còn khó khăn chủ yếu làm nương rẫy, có gia đình không ủng hộ cho đi làm Bà mẹ trợ giảng. Hỗ trợ kinh phí của Tầm nhìn thế giới còn hạn chế,  hỗ trợ của nhà trường được ít và chỉ có ở một số trường (hiện nay, mỗi bà mẹ trợ giảng được hưởng 1.150.000 đồng/tháng).

Việc thuyên chuyển công tác của Bà mẹ trợ giảng cũng làm ảnh hưởng tới việc đào tạo, bồi dưỡng và duy trì số lượng Bà mẹ trợ giảng. Hiện đã có 02 Bà mẹ trợ giảng chuyển công tác sang hội phụ nữ xã.

 Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho bà mẹ trợ giảng: Kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ rộng, khả năng nhận thức của bà mẹ trợ giảng còn hạn chế, số lần tập huấn và bồi dưỡng cho bà mẹ trợ giảng còn ít.

 Duy trì mô hình: Do bà mẹ trợ giảng phải làm việc cả ngày trên lớp nên không tham gia lao động sản xuất để tăng thu nhập đảm bảo đời sống gia đình bên cạnh đó chưa có sự hỗ trợ của nhà nước nên nhiều bà mẹ trợ giảng chưa thực sự yên tâm làm việc, một số bà mẹ trợ giảng đang có ý định bỏ việc.

 Biện pháp chỉ đạo thực hiện và khắc phục khó khăn

 Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa Chương trình phát triển vùng và nhà trường để bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho bà mẹ trợ giảng.

Chỉ đạo giáo viên đứng lớp cùng bà mẹ trợ giảng để tiếp tục bồi dưỡng và hướng dẫn cho bà mẹ trợ giảng.

Chỉ đạo các trường có bà mẹ trợ giảng xây dựng kế hoạch phân công công việc giữa giáo viên và bà mẹ trợ giảng, bố trí thời gian cho bà mẹ trợ giảng có thời gian lao động sản xuất (hiện nay thời gian để bà mẹ trợ giảng làm việc trên lớp chỉ còn 01 buổi/ngày).

 Xã hội hóa, hỗ trợ bữa ăn trưa cho bà mẹ trợ giảng (kinh phí: 20.000 đồng /1bữa).

Tham mưu với UBND xã miễn ngày công lao động công ích xã hội cho bà mẹ trợ giảng.

Tham mưu với dự án hỗ trợ con giống dê, gà con cho bà mẹ trợ giảng để phát triển kinh tế gia đình.

Phòng tăng cường việc kiểm tra giám sát việc thực hiện mô hình của bà mẹ trợ giảng ở các đơn vị trường.

Kết quả đạt được

Hiện nay, mô hình Bà mẹ trợ giảng đã được nhân rộng ra 5 trường mầm non của huyện Tủa Chùa. 698/4139 trẻ người dân tộc được hưởng lợi trực tiếp từ mô hình, tỷ lệ 16,8%, với 14 bà mẹ trợ giảng. Để chọn các bà mẹ trợ giảng, Phòng Giáo dục Tủa Chùa đã chú ý đến các tiêu chí của ứng viên như biết đọc, biết viết, yêu trẻ. Đồng thời cũng đảm bảo chính sách để các bà mẹ yên tâm công tác. Phòng sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa bàn để chọn người. Có những địa bàn chọn những bà mẹ trung tuổi chất lượng cũng tốt vì họ có nhiều kinh nghiệm, có những địa bàn sử dụng người trẻ vì họ năng động và tham gia các hoạt động hòa đồng với trẻ hơn. Các bà mẹ khi được lựa chọn đều rất nhiệt tình và muốn gắn bó với công việc này.
Kết quả triển khai mô hình Bà mẹ trợ giảng tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, cho thấy: Sự có mặt của Bà mẹ trợ giảng đã làm thay đổi rất đáng kể trong việc dạy và học tiếng Việt ở các trường mầm non vùng cao. Trẻ đã thích đến lớp hơn và tỷ lệ đến trường đã cao hơn trước kia. Bà mẹ trợ giảng là một giải pháp để trẻ dân tộc thiểu số vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu học tập. Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu của ngành giáo dục, những khó khăn về ngôn ngữ của trẻ chủ yếu tập trung ở lứa tuổi mầm non. Vượt qua được ngưỡng cửa này, trẻ sẽ nhanh chóng và dễ dàng hòa nhập với các trẻ người Kinh và tiếp thu chương trình giáo dục ở cấp học Tiểu học. Thông qua mô hình “Bà mẹ trợ giảng”đã xóa bỏ được rào cản ngôn ngữ, khả năng tiếng Việt của trẻ tốt hơn, trẻ tiếp thu kiến thức và giao tiếp thuận lợi hơn, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở các lớp có “Bà mẹ trợ giảng” cũng đạt kết quả cao hơn so với lớp không có “Bà mẹ trợ giảng”.

Định hướng phát triển

Việc sử dụng bà mẹ trợ giảng chỉ là giải pháp trước mắt. Dự kiến đến tháng 5/2017, Dự án Phát triển vùng kết thúc mô hình, các địa phương rất mong chờ sự  quan tâm để Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 sớm được triển khai thực hiện, trong đó có sự giúp đỡ của nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ gần với mô hình “Bà mẹ trợ giảng”. Cùng với đó, ngành Giáo dục và Đào tạo phải tính đến giải pháp tiếp theo để đảm bảo tính bền vững. Các giáo viên là người Kinh hiện nay đang giảng dạy tại Tủa Chùa đều cố gắng học tiếng dân tộc thiểu số, đa số các cô biết giao tiếp đơn giản, giao tiếp ban đầu với trẻ. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa cũng đã mở lớp dạy tiếng dân tộc cho các giáo viên từ 1 đến 3 tháng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc giảm rào cản ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thì rất cần sự vào cuộc phối hợp chỉ đạo của các cấp các ngành, của chính quyền và nhân dân địa phương để cùng với sự giúp đỡ của nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ với số lượng hạn chế, có thể huy động cộng đồng xây dựng mô hình cộng tác viên tình nguyện hỗ trợ nhằm giảm thiểu rào cản ngôn ngữ cho trẻ DTTS mới ra lớp nhằm giúp trẻ vui chơi, học tập và phát triển tốt hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ - Chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,265
  • Máy chủ tìm kiếm1,099
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay21,951
  • Tháng hiện tại1,010,272
  • Tổng lượt truy cập67,734,361
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi