cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ

Thứ năm - 13/05/2021 20:25
byporno.net: Sáng 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố có sự tham dự của đại diện UBND tỉnh, thành phố, Sở GD-ĐT, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin – Truyền thông, Đoàn Thanh niên, đại diện các trường phổ thông, cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn.
Quyết định số 1501/QĐ-TTg được ban hành  nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam; bồi đắp tình yêu gia đình, đất nước, kiên định với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật, năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động; trở thành những người công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh, sau 5 năm triển khai, Đề án đã đạt nhiều kết quả nổi bật, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam và xã hội. 100% Sở GDĐT tỉnh, thành phố và 85% cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Một số cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm chỉ đạo triển khai lồng ghép công tác giáo dục chính trị và công tác HSSV từng năm học.
Đặc biệt, ngành giáo dục và đào tạo đã chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá các môn học Đạo đức và Giáo dục công dân, Giáo dục lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; phát huy tính tích cực của HSSV; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo; hoàn thiện chính sách, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi, HSSV đạt kết quả bước đầu. Cảnh quan, môi trường giáo dục từng bước được cải thiện theo định hướng an toàn, thân thiện, dân chủ, kỷ cương, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong xây dựng văn hóa học đường. Năm học 2020-2021, đã có 99,6% cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; 87% cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm ban hành quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Giai đoạn 2015-2020, nhiều địa phương, cơ sở đào tạo đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất của thanh thiếu niên, nhi đồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa như bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cơ sở vật chất dành cho thanh thiếu nhi, học sinh, sinh viên được chú trọng triển khai ở nhiều địa phương, nhà trường. Chất lượng tổ chức các phong trào của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng được nâng cao. Tính đến năm 2020, các tổ chức Đoàn đã giới thiệu hơn 1,1 triệu đoàn viên ưu tú xem xét kết nạp Đảng, trong đó có 667.449 đoàn viên được kết nạp.
Tuy nhiên, quá trình triển khai Đề án còn một số hạn chế cần khắc phục như một số bộ, ngành TW, địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo và đầu tư nguồn lực triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GDĐT về giáo dục đạo đức, lối sống; hoạt động giáo dục, vận động, thi đua, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ… ở một số địa phương, cơ sở giáo dục còn mang tính áp đặt, hình thức; tổ chức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa cho HSSV trên môi trường mạng, gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài chính…Một bộ phận phận thanh niên, thiếu niên và nhi đồng có biểu hiện lệch lạc về phẩm chất đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường vẫn diễn ra tại một số địa phương; tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh thiếu nhi vẫn còn diễn biến phức tạp.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng đồng thuận với báo cáo và đưa ra nhiều giải pháp, mô hình hay để tăng cường công tác giáo dục cho thế hệ trẻ. Giai đoạn 2021- 2025 mở ra nhiều cơ hội cũng như khó khăn, thách thức. Bộ GDĐT tiếp tục đề xuất với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án giai đoạn tiếp theo với quan điểm tiếp tục tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và khơi dậy trong thanh niên, HSSV khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, luôn nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; có tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là một việc lớn, hệ trọng, lâu dài, cho hiện tại và cho cả tương lai. Đây là việc cần tiếp tục làm tốt hơn nữa trong thời gian tới, là một phần của công việc đổi mới căn bản toàn diện giáo duc đào tạo. Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cũng là một phần quan trọng cần đổi mới và thực hiện tốt trong định hướng nâng cao chất lượng GDĐT mà toàn ngành đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới. Sự đổi mới trong công tác này cần bao hàm cả về nhận thức và hành động, về phương pháp và nội dung, quan điểm và cách thức, quy mô và chiều sâu, số lượng và chất lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý thêm một số nội dung cơ bản cần tập trung như: Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật. Việc giáo dục ý thức pháp luật, tinh thần thực thi pháp luật phải được coi là một khâu mang tính nền tảng, là xuất phát và chỗ dựa cho triển khai giáo dục khác. Trong các quy phạm pháp luật đã hàm chứa yếu tố của đạo đức, giá trị, văn hoá ở mức nền tảng, trên cơ sở đó bồi đắp các giá trị khác. Thời đại ngày nay, giáo dục không chỉ thích ứng với đào tạo nhân lực cho Cách mạng Công nghiệp 4.0 mà cần phải nhận diện, vun đắp, kiến tạo cả các giá trị mới và những giá trị cũ đang được làm mới. Những giá trị Chân - Thiện - Mĩ trong thời kỳ chuyển đổi số không hoàn toàn giống Chân - Thiện - Mĩ của thời kỳ truyền thống. Đạo đức số, đạo đức mạng xã hội, lối sống số, đạo đức của kết nối và chia sẻ cần nhận diện, tác động cho trúng và đúng. Đặc biệt, các giá trị đạo đức cần phải ở dạng để đưa ra trong hành vi, thấm nhuần trong hành động chứ không chỉ là các quy định.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo dựng cho các thế hệ trẻ có ý chí, khát vọng, có trách nhiệm đối với dân tộc và nhân loại. Công tác giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của tất cả chúng ta, không riêng ngành giáo dục. Vì vậy, cần tăng cường kết nối giữa các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và địa phương để làm công việc này được tốt hơn. Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các đồng chí lãnh đạo địa phương, Sở GDĐT, các thầy cô giáo - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, nhằm vừa nhận thức đủ, vừa có phương pháp thích hợp để từng người góp sức vào sự nghiệp lớn này.
Nhân dịp này, Bộ GDĐT đã khen thưởng cho 38 học sinh, sinh viên do có hành động dũng cảm, được công nhận tấm gương “Người tốt, việc tốt” từ năm 2016 đến nay. Bộ GDĐT cũng tặng bằng khen cho 48 tập thể và 12 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Đề án, trong đó có trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.

Tác giả: Nguyễn Thị Thúy

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập763
  • Máy chủ tìm kiếm585
  • Khách viếng thăm178
  • Hôm nay40,029
  • Tháng hiện tại606,293
  • Tổng lượt truy cập67,330,382
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi