byporno.net: Ngày 08/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2020/NĐ-CP quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/01/2021, thay thế Nghị định số 134/2006/NĐ-CP và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP.
Theo Điều 2 Nghị định này, chế độ cử tuyển là việc tuyển sinh qua phương thức xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với người học là người dân tộc thiểu số gồm: (1) Người dân tộc thiểu số rất ít người (2) Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.Như vậy, theo quy định mới, đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển phải là người dân tộc thiểu số, phạm vi đối tượng áp dụng chính sách này đã bị thu hẹp nhiều so với trước đây. Do đó, người dân tộc Kinh không còn là đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển.Tiêu chuẩn chung để tuyển sinh theo chế độ cử tuyển là: (a) Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này; (b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển; (c) Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành. Học sinh trường Phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên tham gia ngoại khóa
Thành phần hội đồng cử tuyển cấp tỉnh cũng có sự thay đổi, Phó Chủ tịch thường trực hội đồng được giao cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; các Phó Chủ tịch hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng ban Dân tộc tỉnh; các thành viên hội đồng cử tuyển bổ sung thêm Ủy ban MTTQ tỉnh.Nghị định quy định rõ thời gian hoàn thành chương trình đối với từng trình độ đào tạo theo quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trình độ đại học và đào tạo ngành sư phạm), theo quy chế đào tạo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (trình độ cao đẳng, trung cấp). Như vậy, đào tạo trình độ đại học, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 02 năm học (04 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình; đào tạo cao đẳng, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm 01 năm học (02 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình; đào tạo trung cấp, thời gian tối đa hoàn thành được cộng thêm ½ năm học (01 học kỳ) số với thời gian thiết kế cho chương trình;Điểm mới về chế độ của Nghị định đó là: nếu người học hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian tối đa quy định được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo chế độ cử tuyển; ngoài thời gian tối đa quy định, người học cử tuyển phải tự túc học tập, không được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.Căn cứ khoản 2 Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP, thay vì đương nhiên được tiếp nhận vào làm việc theo quy định trước đây, người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp sẽ được tổ chức xét tuyển vào các vị trí việc làm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc và số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức để xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người học theo chế độ cử tuyển. Thời gian người học theo chế độ cử tuyển chờ xét tuyển và bố trí việc làm tối đa là 12 tháng, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ để xét tuyển.Từ năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận công tác cử tuyển từ Sở Nội vụ. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành, đơn vị, UBND các huyện tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Điện Biên./.