cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

“Địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống

Thứ năm - 07/10/2021 04:23
byporno.net - Nằm cách trung tâm huyện hơn 10km, Nhà lưu niệm Anh hùng Vừ A Dính, Khu tưởng niệm Anh hùng Vừ A Dính và các liệt sĩ xã Pú Nhung (huyện Tuần Giáo) đã trở thành “địa chỉ đỏ” về giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ và là điểm đến hấp dẫn trong hành trình về nguồn của du khách thập phương. Để bảo tồn giá trị lịch sử, cấp ủy, chính quyền huyện Tuần Giáo đã và đang tôn tạo, giữ gìn, phát huy truyền thống cách mạng từ những công trình ý nghĩa này.
1
Học sinh Trường THCS Vừ A Dính tham quan, tìm hiểu lịch sử tại Nhà lưu niệm Anh hùng Vừ A Dính.

Cách đây hơn 70 năm, dưới sự cai quản của Đèo Văn Kệt (anh trai của Đèo Văn Long) nhân dân các dân tộc Tuần Giáo rơi vào cảnh khổ cực, lầm than. Khi bộ đội Tây Tiến về địa bàn, nhân dân địa phương đã tận tình giúp đỡ; không chỉ đưa đường, làm liên lạc, nhân dân địa phương còn góp lương nuôi giấu bộ đội... Trước cảnh lính tây thường xuyên càn quét bản làng, cướp bóc mọi thứ, giết hại dân làng, lòng căm thù giặc của cậu bé A Dính ngày một tăng lên. Dù mới 13 tuổi, A Dính đã xin tham gia vào đội canh gác, nếu thấy Tây đến thì báo để dân làng chạy vào rừng sâu.
Đội vũ trang của thiếu niên Vừ A Dính hoạt động trên địa bàn rộng, từ châu Điện Biên ra châu Tuần Giáo rồi ngược lên châu Tủa Chùa để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến, đánh Pháp xâm lược. Sáng một ngày trung tuần tháng 6/1949, trời mù sương, khi Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về đã rơi vào ổ phục kích của giặc mà không hề hay biết. Trên lưng Dính, nặng trĩu bọc vải đựng trăm viên đạn mà mẹ Dính vừa trao. Bắt được Dính, lính Tây mừng rỡ tra hỏi “Việt Minh ở đâu” nhưng Dính không nói nửa lời. Lính Tây điên cuồng xả cả một băng đạn vào ngực Vừ A Dính, sau đó sai người treo xác Vừ A Dính lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949. Vừ A Dính hi sinh khi chưa tròn tuổi 15.
Ông Vừ A Kỷ, Chủ tịch UBND xã Pú Nhung cho biết: “Để tri ân người thiếu niên kiên cường, bất khuất Vừ A Dính, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã đầu tư kinh phí xây dựng Nhà lưu niệm trị giá 500 triệu đồng và trao tặng bức tượng đồng Vừ A Dính. Công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2009. Nhà lưu niệm đã trở thành “bảo tàng” về cuộc đời, thân thế, quá trình hoạt động cách mạng của chàng thiếu niên Vừ A Dính. Cùng với đó, năm 2014 từ nguồn ngân sách Nhà nước xã Pú Nhung được đầu tư xây dựng Khu tưởng niệm Anh hùng Vừ A Dính và các liệt sĩ xã Pú Nhung, có diện tích 6.600m2, tọa lạc trên ngọn đồi bên trục đường chính dẫn vào trụ sở UBND xã (vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng). Công trình gồm 3 hạng mục chính: Nhà bia tưởng niệm; trục hành lễ; sân và đường lên khu nhà tưởng niệm...) Năm 2017 công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, hàng năm Khu tưởng niệm đón khoảng hơn 700 lượt khách đến tham quan, dâng hương tri ân sự hi sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ”.
Đặc biệt, vào mỗi dịp lễ, ngày kỷ niệm, tại các điểm ghi lại dấu ấn lịch sử Anh hùng Vừ A Dính, các trường học trên địa bàn huyện tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, tham quan tìm hiểu về lịch sử; giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho học sinh. Cô Phạm Thị Luyến, Hiệu trưởng Trường THCS Vừ A Dính (xã Pú Nhung) chia sẻ: “Để học sinh noi gương, học tập và phấn đấu theo tấm gương Anh hùng Vừ A Dính, hàng năm Trường tổ chức các hoạt động chuyên đề giáo dục truyền thống cách mạng ý nghĩa như: Tổ chức lễ báo công, dọn dẹp vệ sinh các khu di tích; dâng hương, chung tay giữ gìn và giới thiệu các điểm di tích lịch sử trên địa bàn xã. Đồng thời, Trường cũng tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu với nhân chứng lịch sử, lão thành cách mạng về sự bất khuất, kiên cường của Anh hùng Vừ A Dính, truyền thống hào hùng của quê hương cách mạng Pú Nhung. Ngoài ra, vào ngày lễ, tết nhà trường tổ chức các hoạt động thăm, tặng quà gia đình có công với cách mạng, thân nhân Anh hùng Vừ A Dính”.
“Qua những cuốn sách, tài liệu, các buổi tham quan, nói chuyện đã giúp chúng em hiểu hơn về một thời kỳ đấu tranh anh dũng; lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần gan dạ, kiên cường, bất khuất, không đầu hàng trước kẻ thù, một lòng theo cách mạng của Anh hùng thiếu niên Vừ A Dính. Những bài học đó, là tư liệu quý giá để chúng em nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện đạo đức, tinh thần yêu nước nồng nàn, góp phần kế thừa truyền thống anh hùng của cha anh, phấn đấu xây dựng quê hương, Tổ quốc ngày một giàu mạnh” - Em Vừ Thị Linh, lớp 9A1, Trường THCS Vừ A Dính chia sẻ.
Bà Lò Hồng Nhung, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tuần Giáo khẳng định: “Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng Nhà lưu niệm Anh hùng Vừ A Dính; Khu tưởng niệm Anh hùng Vừ A Dính và các liệt sĩ xã Pú Nhung là việc làm hết sức có ý nghĩa, góp phần xây dựng niềm tin, lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước đã làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc”. Hiện 2 công trình này đã được giao cho xã quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị.
Đồng thời, Phòng phối hợp các cấp, ngành, chính quyền xã Pú Nhung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về giá trị, ý nghĩa, vai trò của di tích gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng; huy động nhân dân tham gia bảo tồn và phát huy giá trị của di tích. Tham mưu đề xuất với huyện quan tâm hỗ trợ kinh phí tu bổ, xây tường bao quanh cổng, bảo vệ các di tích, hiện vật gắn với di tích; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình cơ sở cách mạng, nhất là những dịp lễ, tết. Qua đó, không chỉ khơi dậy niềm tự hào mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị của di tích.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập954
  • Máy chủ tìm kiếm581
  • Khách viếng thăm373
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại906,642
  • Tổng lượt truy cập67,630,731
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi