cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CTGDPT mới: Điện Biên nỗ lực vượt khó

Chủ nhật - 02/02/2020 22:59
Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được thực hiện ở lớp 1 vào năm học 2020 - 2021. Tuy là một tỉnh nghèo với muôn vàn khó khăn, thách thức, song ngành GD-ĐT Điện Biên đã và đang nỗ lực không ngừng để có những bước đi vững chắc và hiệu quả trong thực hiện đổi mới giáo dục.
 
Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên Nguyễn Văn Kiên phát biểu tại một hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.
 Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên Nguyễn Văn Kiên phát biểu tại một hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020.


Nhiều thách thức...

Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc; 10 đơn vị hành chính cấp huyện; 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); khoảng 59 vạn dân, gồm 19 dân tộc anh em. Đây vẫn là địa phương thuộc diện nghèo nhất cả nước, dân trí không đồng đều, điều kiện cơ sở vật chất các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh còn chưa đồng bộ, đời sống của một bộ phận giáo viên (GV) nhất là GV vùng cao còn nhiều khó khăn.

Trong những năm qua, việc thực hiện các giải pháp dạy học phân loại đối tượng học sinh (HS) chưa được một số đơn vị thực hiện triệt để. Bên cạnh đó, kỹ năng tự học, kỹ năng giao tiếp, khả năng hợp tác của HS dân tộc thiểu số còn hạn chế. HS cấp trung học thiếu thông tin và kỹ năng tổng hợp các vấn đề xã hội nên gặp khó khăn trong trình bày vấn đề phần kiến thức nghị luận xã hội của môn Ngữ văn. Việc giáo dục kỹ năng an toàn cho HS, bảo đảm an toàn trong các nhà trường còn chưa thực sự được chú trọng. Một bộ phận GV trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới.

Song song với đó, tình trạng HS đi học không chuyên cần, bỏ học còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là vùng cao, vùng biên giới. Chất lượng giáo dục vùng cao, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, đặc biệt là các trường, điểm trường vùng cao, vùng khó khăn chưa đáp ứng đủ nhủ cầu.

Ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở GD&ĐT Điện Biên cho biết, ngoài những vấn đề trên, ở Điện Biên, cơ sở vật chất tại các phòng học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác tập huấn GV tại một số cơ sở giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT. Khả năng tự học, tự nghiên cứu của một bộ phận GV còn hạn chế, hiệu quả học tập trực tuyến chưa cao. Kinh phí dành cho đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng, mua sắm thiết bị giáo dục, sách giáo khoa (SGK) mới tại các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu hàng năm cũng là những rào cản không nhỏ trong quá trình thực hiện chương trình đổi mới.

Cùng với đó, công tác tuyển dụng đội ngũ GV Tiếng Anh, Âm nhạc, Mĩ thuật cho Chương trình GDPT 2018 cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn tuyển. Một bộ phận GV cấp tiểu học phải tham gia học tập nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu quy định của Luật Giáo dục 2019.

 Nhiều trường học ở Điện Biên áp dụng hiệu quả Mô hình “Trường học mới Việt Nam” (VNEN) 

Nỗ lực triển khai

Tuy còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song những năm gần đây ngành GD-ĐT tỉnh Điện Biên tiếp tục có những bước tiến vững chắc, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương. Quy mô trường, lớp, HS tiếp tục giữ ổn định và có bước phát triển vững chắc. Năm học 2019 - 2020, toàn ngành có 511 trường mầm non và phổ thông với 7.191 lớp, gần 196 nghìn HS. Toàn ngành đã nỗ lực phấn đấu đạt và vượt 16/22 chỉ tiêu kế hoạch phát triển GD-ĐT theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 20/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

Để chuẩn bị tốt cho việc triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục lớp 1 từ năm học 2020 - 2021, trong thời gian qua, Sở GD&ĐT đã tham mưu trình UBND tỉnh Điện Biên ban hành Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 7/5/2019 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện đổi mới Chương trình, SGK GDPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sở cũng tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo đổi mới Chương trình, SGK GDPT tỉnh Điện Biên.

Sở cũng tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1184/QĐ-UBND, ngày 13/11/2019 về việc phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình GDPT trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Điện Biên cũng đã ban hành Công văn số 3281/UBND-VX ngày 8/11/2019 về việc chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học.

“Chúng tôi đã thành lập tổ cốt cán cấp tỉnh thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình GDPT, xây dựng kế hoạch truyền thông về Chương trình GDPT 2018. Ngoài ra còn cử cán bộ quản lý và GV cốt cán tham gia các khóa tập huấn về đổi mới chương trình GDPT do Bộ GD&ĐT tổ chức. Phối hợp với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tổ chức khóa tập huấn cho 120 cán bộ quản lý, GV, giảng viên Cao đẳng Sư phạm ở các môn như: Toán, Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Đạo đức. Tổ chức Hội nghị cấp tỉnh triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở cấp tiểu học vào ngày 22/11/2019 vừa rồi”, ông Nguyễn Văn Kiên cho biết.

Sở GD&ĐT Điện Biên đã tham mưu cho tỉnh chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng phòng học, phòng chức năng theo hướng kiên cố, lập kế hoạch mua sắm bổ sung thiết bị cho lớp 1 theo quy định của Bộ GD&ĐT. “Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp nhận và triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đổi mới Chương trình GDPT. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục tăng cường truyền thông về GD-ĐT, về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, đổi mới chương trình, SGK trên địa bàn tỉnh.

Một buổi đọc sách của học sinh tiểu học 

Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, đội ngũ GV để tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng bổ sung từng bước đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ GV cốt cán các môn học để phục vụ tốt nhiệm vụ bồi dưỡng GV, đặc biệt các chủ đề, chuyên đề triển khai Chương trình, SGK mới”, ông Nguyễn Văn Kiên chia sẻ.

Ông Kiên cũng cho biết, ngành GD-ĐT Điện Biên sẽ tổ chức rà soát, sắp xếp, sửa chữa để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. Chủ động tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ theo quy định của từng cấp học, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo việc thực hiện đổi mới của từng khối lớp, từng cấp học. Huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trường học.

Sở GD&ĐT sẽ phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Dự án Giáo dục Trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2 - Bộ GD&ĐT, Nhà xuất bản Giáo dục triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương đảm bảo kế hoạch và lộ trình thực hiện đổi mới. Tổ chức tập huấn đại trà GV cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông về triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 và SGK mới (đợt 2) trong quý I năm 2020.

Để giáo viên không bỡ ngỡ

Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Điện Biên, Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học, phù hợp với thực tế của địa phương và kế thừa trên thực trạng hiện có. Một chương trình, có thể có nhiều bộ SGK cho mỗi môn học. Để cán bộ quản lý cơ sở giáo dục làm quen với việc quản trị dạy học/giáo dục trong triển khai Chương trình mới, GV đứng lớp hiểu và làm quen với dạy học phát triển năng lực cần triển khai hiệu quả đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

“Theo tôi, để GV không bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện đổi mới, chúng ta cần chú trọng xây dựng đội ngũ GV cốt cán có chất lượng các môn học từ các trường học đến cấp tỉnh. Tăng cường vai trò nòng cốt của đội ngũ GV cốt cán cấp tỉnh, cấp cụm trường. Tổ chức tốt quy định sinh hoạt chuyên môn với nhiều hình thức phong phú như: Sinh hoạt chuyên môn theo cấp trường, cụm trường, cấp huyện để triển khai nội dung chuyên môn mới. Trên cơ sở đó, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện”, ông Nguyễn Văn Kiên nói.

 Một hoạt động ngoài trời của thầy trò Trường Tiểu học Hà Nội - Điện Biên Phủ

“Chúng tôi cũng xác định cần thiết phải đổi mới quản lý trường học theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm. Trong đó, việc học tập và giảng dạy là những mục tiêu chính của hoạt động quản lý giáo dục. Phong cách lãnh đạo phải đảm bảo dân chủ, công bằng và có trách nhiệm bởi trường học là nơi để học tập. Một môi trường giáo dục thành công phải đảm bảo: Dạy học phát triển năng lực HS; phát triển chương trình giáo dục cấp nhà trường; phương pháp giảng dạy tích cực hóa người học để kích thích HS tự học, tự sáng tạo.

Khuyến khích cán bộ GV trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Cùng với đó, chúng tôi sẽ đẩy mạnh bồi dưỡng, phát triển chuyên môn cho đội ngũ GV, nhân viên. Đối với các cơ sở giáo dục thì khuyến khích chia sẻ vai trò lãnh đạo. Hiệu trưởng phải coi GV là những người cộng sự, cùng hoạt động với tinh thần hợp tác và cộng tác. Từ đó nuôi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo để xây dựng mối quan hệ thân thiện, hỗ trợ gần gũi cộng đồng”, ông Nguyễn Văn Kiên chia sẻ thêm.

Để Chương trình GDPT mới được triển khai hiệu quả, ngành GD-ĐT Điện Biên còn xác định sẽ chú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua dạy học phân hóa, dạy học tích hợp, dạy học thông qua các hoạt động trong - ngoài khuôn viên nhà trường.

Đến trước tháng 9/2020, ngành GD-ĐT Điện Biên sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị để bước vào năm học tới và những năm tiếp theo, tỉnh Điện Biên sẽ cùng cả nước áp dụng hiệu quả mô hình đổi mới chương trình GDPT theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập898
  • Máy chủ tìm kiếm580
  • Khách viếng thăm318
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại906,800
  • Tổng lượt truy cập67,630,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi