VP - Văn học nhà trường số 16: Truyện ngắn Trên đỉnh Pha Đin byporno.net - Điện Biên với trên 15 nghìn cán bộ, nhà giáo và gần 120 nghìn học sinh phổ thông, sinh viên các trường chuyên nghiệp, trong đó có nhiều nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu văn học nghệ thuật và có năng lực sáng tác với nhiều tác phẩm đoạt giải, đăng tải trên các báo và tạp chí trong và ngoài tỉnh, nhiều tác phẩm đã được xuất bản và nhận được sự mến mộ của công chúng.
Trang văn học nhà trường đăng tải các bài viết, những sáng tác của thầy trò các nhà trường gồm các thể loại: Thơ, tản văn, văn xuôi, nhạc, họa …mỗi tháng có từ một đến hai số. Trân trọng giới thiệu và mong nhận được sự cộng tác của các nhà giáo, các em học sinh sinh viên cùng bạn đọc. Cảm ơn các tác giả đã gửi bài về chuyên mục.
Trang văn học nhà trường số 16, Ban biên tập xin giới thiệu những kỷ niệm lưu luyến đầy tình đất, tình người của một nhà giáo trong lần dẫn giáo sinh đi thực tập tại một trưòng tiểu học trên đỉnh đèo Pha Đin.
Trên đỉnh Pha Đin Đặng Thị Oanh - Cao đẳng Sư phạm Điện Biên
Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp xuân về là ban lại nở trắng khắp đèo Pha Đin, đứng từ xa nhìn lại,những rừng ban như những tấm thảm trắng muốt nối tiếp nhau trải dài đến tận chân trời. Nhà tôi ở ngay dưới chân Đèo, cứ mỗi lần nhìn ban nở, lòng tôi lại nhớ đến kỷ niệm năm xưa, năm đầu tiên trong đời nhà giáo tôi dẫn giáo sinh đi thực tập tại một trường tiểu học đóng trên đỉnh đèo.
Đèo Pha Đin (ảnh minh họa từ Internet)
Năm ấy, vừa ăn tết xong, thầy trò chúng tôi khăn gói lên đường đi thực tập. Đoàn chúng tôi có tất thẩy hơn hai chục người cùng trèo lên một chiêc xe tải trong niềm cảm xúc thật khó tả. Chúng tôi ngồi chen chúc bên nhau trên thùng xe. Tôi nhắm mắt lại khi chiếc xe bắt đầu chuyển bánh. Xung quanh tôi tiếng cười nói râm ran hoà với tiếng nổ của động cơ tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp, khiến tôi cảm thấy khó chịu, bởi tôi vốn rất say xe. Tiếng Lỳ Phù Kà (lớp trưởng) nói oang oang:
- Cùng hát bài hát Năm anh em trên một chiếc xe tăng đi các bạn ơi! - Hai mươi năm anh em trên một chiếc xe tải chứ, Lò Ngọc Linh vội đính chính. - Đàn đâu? đàn đâu rồi? Mỳ Nò ngồi bên cạnh hưởng ứng nồng nhiệt. Thế là cả đoàn, người thì năm anh em trên một chiếc xe tăng, người thì hai mươi năm anh em trên một chiếc xe tải…
Tôi bật cười trước sự xuyên tạc vô lý mà có duyên của đám học trò.
Chiếc xe vẫn tiếp tục lăn bánh trên con đường còn ẩm hơi sương, không khí xung quanh giờ đã yên ắng đôi chút. Chắc các cô, các cậu đã khá mệt sau một chặng đường khá dài lỗ chỗ những ổ voi, ổ gà. Bỗng một tiếng reo khiến mọi người bừng tỉnh:
- A! Đã đến Đèo rồi đây!
Lập tức các cặp mắt đổ dồn về phía trước, đèo Pha Đin đây rồi, nó ở ngay trước mắt chúng tôi. Nó vắt vẻo trên những sườn núi, cong mình ôm chặt những quả đồi. Mỗi khi xe vào cua, tôi tưởng như mình ngồi trên một chiếc chong chong lớn đang quay bởi những vòng cua tay áo liên tiếp.
Chiếc xe ì ạch bò trên những đoạn đường đèo. Kìa đã tới dốc "chết" rồi, đoạn đèo này đường rất hẹp, dốc lại lớn, một bên là đèo cao một bên là vực thẳm. Nếu chẳng may hai xe đi ngược chiều mà gặp nhau ở đây, thì có khi phải lùi hàng cây số mới có chỗ để tránh nhau. Đây đó hai bên đường là một vài bát hương lạnh lẽo, dấu tích còn lại của những vụ đổ xe khủng khiếp kinh hoàng. Người dân ở nơi đây kể rằng: nhiều chiếc xe khi qua đoạn đèo này, đã dừng lại để thắp nhang cho những linh hồn người chết còn lẩn khuất đâu đây, để cầu mong được thượng lộ an toàn, đi đến nơi về đến chốn. Thầy trò chúng tôi thở phào nhẹ nhõm khi xe vừa qua khỏi đoạn đường đầy nguy hiểm này.
Con đèo Pha Đin đã khoác trên mình nó bao thăng trầm của lịch sử đất nước. Dấu ấn của cuộc kháng chiến chống Pháp còn in đậm ở nơi đây. Từng con dốc, từng khúc cua, vách đá đâu đâu cũng in hình bóng các chiến sĩ bộ đội gò lưng kéo pháo, các anh chị dân công tải gạo cho chiến dịch Điện Biên năm xưa… Mải suy nghĩ miên man, nên xe đã đến gần trường lúc nào tôi không hay biết. Tiếng cậu lái xe kéo tôi trở lại với thực tại:
- Cô giáo có cần đưa xe vào tận sân trường không?
- Không! Tôi trả lời trong tâm trạng giật mình bừng tỉnh. Đường hẹp lắm, xe không vào được sân trường đâu. Cậu cứ đỗ ở ngoài đường, thầy trò chúng tôi sẽ vận chuyển đồ đạc vào trường!
Chiếc xe dừng xịch lại bên đường đầy mệt nhọc, chúng tôi nhảy ào xuống đường. Tôi bỗng choáng ngợp giữa phong cảnh đất trời bao la, hùng vĩ, đồi núi trùng điệp nhấp nhô. Tôi hít căng một lồng ngực, không khí nơi vùng cao thật thoáng đãng và trong lành quá.
Xuân về (ảnh minh họa từ Internet)
Trường Tiểu học Tủa Tình nằm chênh vênh trên đỉnh một quả đồi giữa lưng chừng đèo. Chen giữa những dẫy nhà mái đã ngả màu thời gian là một dãy nhà mới, mái ngói đỏ tươi nổi bật trên cái nền xanh của bạt ngàn cây lá. Kìa thày Của - Hiệu trưởng của trường, cùng các thầy cô giáo và các em học sinh đã ra đón đoàn. Có lẽ mọi người đã chờ chúng tôi khá lâu lăm rồi, những tiếng chào hỏi ríu rít, những cái bắt tay thân mật, ai cũng vui mừng phấn khởi như gặp được người thân. Thầy hiệu trưởng dẫn chúng tôi vào trường, thu xếp nơi ăn chốn nghỉ chu đáo cho cả đoàn.
Buổi sáng hôm sau, cả đoàn chúng tôi dậy rất sớm, hình như ai cũng muốn chỉnh chu hơn trong buổi gặp mặt đầu tiên này. Sau giờ chào cờ giáo sinh tản vào các lớp học chuẩn bị dự giờ dậy mẫu. Một mình tôi thong thả dạo bước xung quanh trường. Lớp học, bàn ghế đơn sơ quá, học sinh toàn là người Hmông. Những em gái Hmông mặc váy màu sặc sỡ, xoè rộng như những cánh bướm, những cậu con trai tóc vàng hoe bướng bỉnh, mặt mũi, quần áo lấm lem. Chúng tò mò nhìn tôi, có đứa nhoẻn miệng cười bẽn lẽn, có đứa thè lưỡi rụt cổ. Tôi cười thân thiện với chúng và bỗng thấy lòng tràn ngập cảm xúc kỳ lạ, như một cái gì đó thân thương quá.
Những ngày dự giờ mẫu qua đi nhanh chóng, tuần thứ hai mọi người thật vất vả. Giáo sinh phải đánh vật với những trang giáo án và những giờ tập giảng, những bữa cơm thường bỏ dở, những nét mặt căng thẳng lo âu, những tiết thở dài nhẹ nhõm sau tiết giảng thành công… tất cả như hối hả chạy đua cùng thời gian.
Đêm. Lại một đêm nữa tôi khó ngủ. Tiếng con chim bắt cô trói cột da diết ai oán đến não lòng. Bóng đêm bao ttùm ngôi trường, một bầu không gian im lặng lan toả. Phòng bên, giáo sinh vẫn còn thức, họ đang tranh luận những vấn đề trong bài dậy ngày mai, hay kể lại cho nhau nghe những chuyện "
cười ra nước mắt" trong những giờ lên lớp. Tiếng Hồng Thu và Lan Hương thì thào to nhỏ:
- Eo ơi, tớ run lắm, đứng trên bục giảng mà tim đập, chân run, miệng cứng đờ, nói không nên lời!- Tớ cũng vậy, giọng tớ lạc hẳn đi, đã cố nói to mà tiếng cứ như bị tắc ở cổ họng.- Lớp tớ có một học sinh thông minh lắm. Có lần tớ chót nói nhầm một tý, liền bị nó đính chính lại ngay, nó làm tớ ngượng chín cả người… Trời đêm trên đỉnh đèo vào giữa xuân rồi mà sương sa lạnh giá.Tôi nằm thao thức nghe những lời tâm sự của mấy "
cô giáo trẻ". Chiếc đồng hồ trên tường thong thả điểm mười một tiếng. Kéo chăn trùm lên đầu, tôi cố ru mình vào giấc ngủ khó khăn.
Đợt thi giảng có vẻ thuận lợi hơn. Cứ mỗi ngày qua đi, niềm vui lại tăng dần theo điểm số. Những khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên, bữa cơm thường ngày đã ngon hơn, niềm hy vọng chói ngời trong từng ánh mắt.
Thế rồi, thời gian thoi đưa, những ngày cuối cùng của đợt thực tập cũng đã đến. Moi người gấp rút hoàn thiện hồ sơ thực tập. Công việc tuy không căng thẳng như các tuần thi nhưng cũng khá bận rộn. Chỗ này, một nhóm đang viết nhật ký, chỗ kia mấy mái đầu đang chụm vào nhau bàn luận về bản thu hoạch cá nhân. Trên lớp học, Phù Kà và Hồng Thu đang tập bài hát "
Tình ca Tây Bắc" để hát trong buổi tổng kết chia tay. Lời bài hát êm dịu thiết tha, ca từ trong sáng như con người và núi rừng Tây Bắc.
Sắc ban Tây Bắc (ảnh minh họa)
Và cuối cùng giờ chia tay đã điểm, dù vấn vương nhưng cũng phải xa rồi. Lên xe trở về trường mà lòng tôi ngổn ngang quá. Một cái gì như luyến tiếc như thương nhớ quá đi thôi! Tủa Tình ơi, hẹn một ngày trở lại./.
Giới thiệu và biên tập: Mai Hương - Chuyên viên Văn phòng Sở