Với những thay đổi trong Dự thảo phương án thi, xét tốt nghiệp Trung học Phổ thông và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố để lấy ý kiến đóng góp, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc đã có những đánh giá, phân tích về tính khả thi của những thay đổi này. Chúng tôi trân trọng gửi đến độc giả!
Ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra phương án thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2017 đã gặp nhiều ý kiến trái chiều của dư luận xã hội.
Đông đảo ý kiến cho rằng, nhà trường, giáo viên và đặc biệt các em học sinh có quá ít thời gian để chuẩn bị cho phương án thi có nhiều điểm mới, lần đầu xuất hiện này.
Là một nhà giáo, cán bộ quản lý có 20 năm trong nghề, tôi lại hoàn toàn đồng tình với những điều chỉnh, cải tiến lần này của Bộ.
Trước hết về tổ chức cụm thi, năm 2017, chỉ còn một giúp thống nhất, bình đẳng về nhiều mặt để kỳ thi diễn ra an toàn, chấm dứt cảnh nghi ngờ lẫn nhau (bên tháo khoán, bên nghiêm túc).
Về đơn vị chủ trì, theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giao cho các trường Đại học hơn là các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, vì địa phương thường có tư tưởng chạy theo “”.
Về mã đề thi riêng của từng thí sinh, tức là mỗi thí sinh có một đề thi riêng biệt, tương đồng nhau về kiến thức, về mức độ khó dễ (được rút từ ngân hàng đề thi). Tôi cho rằng đây là cách làm hay để giảm thiểu tình trạng học chép bài của nhau.
Như vậy, ngân hàng đề thi phải có khối lượng câu hỏi trắc nghiệm rất lớn để dùng cho nhiều đối tượng trong nhiều năm.
Để có những bộ câu hỏi trắc nghiệm bám sát chương trình, , đảm bảo tính chuẩn xác, phù hợp và phân hóa được năng lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần đầu tư thật tốt, huy động được những chuyên gia làm đề thật giỏi.
Về số lượng bài thi gồm có : Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Với phương án này, học sinh sẽ phải thi tối thiểu 6 môn thay vì 4 môn và trừ môn Ngữ Văn, còn lại thi trắc nghiệm khách quan.
Trong đó, các môn Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân lần đầu tiên được tổ chức thi theo hình thức này. Tôi đánh giá cao cách tổ hợp hai bài các môn Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.
Nó có ưu điểm lớn là hạn chế được tình trạng học lệch, học tủ, bỏ rơi các môn học như Sử, Địa, Giáo dục công dân, Tin học; góp phần thúc đẩy dạy học toàn diện, không xem nặng hay nhẹ môn nào.
Để cho thí sinh tự chọn 1 trong 2 bài tổng hợp đó, tuy đỡ vất vả, áp lực cho học sinh nhưng vẫn chưa giảm triệt để được tình trạng học lệch đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều học sinh.
Ở điểm này, tôi vẫn còn băn khoăn, Bộ nên cân nhắc thêm là cần hướng tới việc trong những năm tiếp theo.
Việc thay đổi hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm đối với môn Toán cũng như các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân khiến một số người lo ngại là làm thui chột tư duy sáng tạo, diễn đạt của học sinh và dễ khiến các em thi cử theo kiểu ăn may.
Theo tôi, chúng ta nên mạnh dạn áp dụng rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm trong các kỳ thi sắp tới vì nó phù hợp xu thế chung của giáo dục trên thế giới và thực tiễn giáo dục, thi cử của nước ta.
Một số chuyên gia giáo dục, nhà Toán học đã chỉ rõ những lợi thế, ưu điểm nổi trội khi vận dụng phương thức thi trắc nghiệm, như:
Thời gian làm bài ngắn, không phải viết lách, trình bày nhiều, thí sinh đỡ áp lực, căng thẳng, mệt mỏi về thi cử.
Thi trắc nghiệm rèn luyện cho người học có được tư duy, phán đoán nhanh nhạy, chính xác.
Lâu nay các môn như Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ đã từng áp dụng phương thức trắc nghiệm cho thấy phương pháp này đều sử dụng được nên nếu mở rộng trắc nghiệm ra các môn Toán, Sử, Địa, Giáo dục công dân cũng không phải lo lắng về tính hiệu quả và độ khả thi của nó.
Mặt khác, khó có chuyện ăn may để được điểm khá, trung bình do muốn chọn được phương án đúng nhất, thí sinh phải có học, có tư duy.
Thực tế cho thấy, kết quả điểm thi các môn trắc nghiệm đều phản ánh trung thực, chính xác năng lực của người học; kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh qua một bài trắc nghiệm của trường Đại học Quốc gia được triển khai hai năm qua là một minh chứng cụ thể, rõ nét nhất.
Hơn nữa, về hình thức thi này cũng không còn xa lạ với nhiều học sinh, giáo viên vì đã được tập dượt, rèn luyện qua nhiều đợt thi. Khi Bộ đã chốt phương án từ đầu năm thì cũng không cần lo đến vấn đề thời gian không đủ để chuẩn bị, tập dượt nữa!
Theo tôi, nếu phương án mới này được triển khai và thực hiện trong năm 2017 thì sẽ cho kết quả, thành công và tiện lợi lớn hơn rất nhiều so với kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia gia năm 2016 (được dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá khá cao).
Thời gian tổ chức thi và thời gian làm bài ở 4 trong số 5 bài thi được rút ngắn, giảm bớt áp lực, tiết kiệm được kinh phí cho Nhà nước và khoản chi tiêu cho phụ huynh học sinh.
Chấm bài tự luận thường có độ vênh điểm, người chấm chặt, người chấm lỏng… lại còn tốn một nguồn kinh phí hàng trăm tỉ đồng để trả chế độ cho người chấm.
Nay, bài thi môn Toán và các môn xã hội thi bằng trắc nghiệm, chấm bằng máy vừa gọn gàng, chính xác cao vừa tiết kiệm được hàng trăm tỉ đồng.
Việc băn khoăn trước một phương án thi mới là một điều dễ hiểu trong tâm lý chung của nhiều người, vậy nên thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần mở thêm các diễn đàn để lắng nghe và trao đổi để mọi người có thêm thông tin chính thống.
Việc hiểu biết đầy đủ những chủ trương, điều chỉnh thi cử, xét tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2017 sẽ giúp tạo được sự đồng thuận cao, đạt sự ủng hộ rộng rãi của cả xã hội./.