cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2020

Thứ ba - 27/10/2020 21:12
byporno.net - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4382/BGDĐT-QLCL ngày 22/10/2020 về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Theo Công văn này, năm học 2020-2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục tập trung thực hiện rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi và đánh giá; bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý văn bằng chứng chỉ đảm bảo thực tiễn, khả thi, đáp ứng  yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Học sinh lớp 12 ôn tập, ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2020
(Ảnh Trường THPT Nậm Pồ, Điện Biên)
Đối với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá phẩm chất và năng lực, đảm bảo đồng bộ và góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chuẩn bị các điều kiện để hướng tới xây dựng các ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học ở cấp THPT.
Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo hướng giữ ổn định về cơ bản như năm 2020 nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sau 12 năm học theo chuẩn đầu ra của chương trình, bảo đảm kết quả thi phản ánh trung thực, khách quan, đúng trình độ, năng lực học sinh, có độ tin cậy và sự phân hóa để xét công nhận tốt nghiệp THPT cho thí sinh và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong các trường phổ thông. Cụ thể:
- Đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, học viên và toàn xã hội về Kỳ thi tốt nghiệp THPT; triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời các quy định, yêu cầu trong văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thi của Bộ GDĐT; tăng cường chức năng quản lý nhà nước, vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát; nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, quản lý tổ chức thi của ủy ban nhân dân, Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh và sở GDĐT đối với các Hội đồng thi; thực hiện tốt công tác phối hp chỉ đạo tổ chức thi tại địa phương;
- Làm tốt công tác lựa chọn nhân sự cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT; tăng cường quán triệt Quy chế thi tốt nghiệp THPT; nâng cao chất lượng của công tác tập hun nghiệp vụ cho tất cả các đối tượng, lực lượng tham gia tổ chức thi; đặc biệt chú trọng tập huấn k nghiệp vụ cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát;
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thi; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo để bảo đảm kết nối thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo và tổ chức thi;
- Chuẩn bị sớm, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021; xây dựng các phương án dự phòng để xử lý các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tổ chức thi;
- Chuẩn bị ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa đủ lớn phục vụ ra đề thi tốt nghiệp THPT; đồng thời, từng bước chuẩn bị các điều kiện để hướng tới có thể tổ chức thi tốt nghiệp THPT trên máy tính tại những nơi có đủ điều kiện.                                              Đối với công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và trường phổ thông. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện hoạt động tự đánh giá đảm bảo đúng quy trình để nâng cao chất lượng báo cáo tự đánh giá; chú trọng việc cải tiến chất lượng trong và sau quá trình đánh giá. Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động đánh giá ngoài, công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đảm bảo khách quan, đúng quy định. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm công tác đánh giá, bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục. Khuyến khích các địa phương, các vùng, khu vực tổ chức hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác đánh giá, đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục với hình thức phù hợp, hiệu quả./.

Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập834
  • Máy chủ tìm kiếm669
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay17,376
  • Tháng hiện tại830,629
  • Tổng lượt truy cập67,554,718
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi