cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Lựa chọn môn học tự chọn khi triển khai Đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa

Thứ hai - 03/06/2019 02:54
byporno.net - Trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sẽ áp dụng trong thời gian tới, ở cấp THPT, bên cạnh những môn học bắt buộc có các môn học tự chọn. Chương trình GDPT sẽ áp dụng (chương trình), có tác động đến mọi học sinh phổ thông, nhất là đối với học sinh THPT. Chương trình cho phép học sinh được tự chọn môn học và phân hóa hướng nghiệp sớm đối với bậc học THPT.
Nội dung giáo dục cấp THPT gồm các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn. Trong đó, bảy môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Hai môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2. Năm môn học lựa chọn từ ba nhóm môn học (mỗi nhóm chọn ít nhất một môn học): Nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học); Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Chương trình còn để học sinh chọn ba cụm chuyên đề học tập của ba môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
1

Chương trình sẽ được bắt đầu triển khai từ năm học 2022-2023 đối với lớp 10; áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12.
Việc cho học sinh tự chọn theo môn học được đánh giá là một bước tiến của chương trình mới để phù hợp với thực tế các nghề nghiệp trong xã hội ngày càng đa dạng với yêu cầu cũng đa dạng về cơ cấu kiến thức. Nếu xuất hiện các nghề nghiệp mới yêu cầu xen kẽ giữa các kiến thức, như kiến thức tự nhiên và xã hội, thì rõ ràng hướng thay đổi này đã mở ra những sự lựa chọn và cơ hội cho học sinh. Các em sẽ chọn môn học theo đúng sở thích của mình và phù hợp với yêu cầu kiến thức định hướng nghề nghiệp đa dạng trong xã hội.
Chương trình giáo dục THPT sẽ tạo điều kiện giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
Chương trình cũng quy định “Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ ba nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Bộ GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể vấn đề tổ chức cho học sinh lựa chọn môn học tự chọn, sẽ không xảy ra tình trạng một số môn hoặc không có học sinh hoặc quá đông học sinh, vượt quá khả năng đáp ứng của các nhà trường.
2

Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của GDDT từ năm học 2020-2021, Sở GDDT đã tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên; Kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp điều kiện thực tế. Trên cơ sở kế hoạch triển khai của Bộ GDDT, chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GDDT sẽ hướng dẫn, chỉ đạo triển khai Chương trình giáo dục phổ thông tới các cơ sở giáo dục trong toàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ và phù hợp điều kiện thực tế. Theo lộ trình triển khai, hiện nay tỉnh Điện Biên đã phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đã thành lập tổ xây dựng, biên soạn nội dung giáo dục địa phương.
 

Tác giả: Vũ Mạnh Cương

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập873
  • Máy chủ tìm kiếm714
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay34,685
  • Tháng hiện tại644,090
  • Tổng lượt truy cập67,368,179
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi