cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP- Nghị quyết 08 - NQ/TW: Tạo đà phát triển du lịch Việt

Thứ ba - 18/04/2017 20:36
byporno.net- Trong bối cảnh ngành kinh tế xanh của Việt Nam được cho là giàu tiềm năng hơn các nước trong khu vực, nhưng lại bị nhiều quốc gia vượt xa về năng lực cạnh tranh, sự ra đời Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn được xem là bước tạo đà giúp du lịch Việt bứt phá trong thời gian tới

Thị xã Mường Lay

Năm 2020, mục tiêu doanh thu từ du khách đạt 35 tỷ USD

Không thể phủ nhận, thời gian qua, ngành du lịch đã có bước phát triển rõ nét và đạt nhiều thành tựu. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đạt 10,2%/năm, khách nội địa đạt 11,8%/năm. Kết quả này đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tuy nhiên, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao, môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và giao thông còn nhiều bất cập. Trong khi đó, công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp; nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. DN du lịch chủ yếu là nhỏ và vừa; vốn, nhân lực và kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy.
Đèo Pha Đin

Nguyên nhân chủ yếu là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao, mang nội dung văn hóa sâu sắc; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. Thể chế, chính sách phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp. Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; đầu tư còn dàn trải, chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội cho phát triển du lịch. Mặt khác, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, ngày 16/1, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư đã ký ban hành Nghị quyết số 08 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bộ Chính trị khẳng định: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, tùy điều kiện, tình hình thực tiễn, không nhất thiết địa phương nào cũng phải xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Tượng đài Chiến thắng

Nghị quyết 08 đặt mục tiêu đến năm 2020, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Đồng thời, thu hút được 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD; giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỷ USD; tạo ra 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu việc làm trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành kinh tế xanh phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

8 giải pháp then chốt

Để đạt được những con số ấn tượng đó, Nghị quyết 08 đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp then chốt, gồm: Đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch; Cơ cấu lại ngành du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; Hoàn thiện thể chế, chính sách; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch; Và tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Nghị quyết 08 của Bộ chính trị về Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn là được giới chuyên môn xem như “bệ phóng” sớm đưa ngành công nghiệp không khói cất cánh. 8 giải pháp Bộ Chính trị đề ra được kỳ vọng sẽ tạo “cú hích” lớn cho lĩnh vực này, đồng thời là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, giải quyết được một loạt vấn đề tồn tại khiến ngành kinh tế xanh chưa thể bứt phá. Bởi lẽ, lâu nay, tài nguyên du lịch Việt Nam được đánh giá là giàu có khi xếp thứ 24/141 quốc gia nhưng lại đứng thứ 75/141 nền kinh tế về năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu. Trong khu vực, Việt Nam bị nhiều nước như Thái Lan , Singapore , Malaysia ,… bỏ xa khoảng cách./.

Tác giả: Đoàn Trần Hiệp

Nguồn tin: Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,251
  • Máy chủ tìm kiếm2,074
  • Khách viếng thăm177
  • Hôm nay25,331
  • Tháng hiện tại417,179
  • Tổng lượt truy cập67,141,268
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi