Theo đó, bảo vật quốc gia được ra nước ngoài trong các trường hợp sau: Phục vụ hoạt động đối ngoại của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội (gọi tắt là hoạt động đối ngoại cấp nhà nước); Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế để giới thiệu, quảng bá lịch sử, văn hóa, đất nước và con người Việt Nam có quy mô và ý nghĩa đặc biệt cấp quốc gia, Bộ, ngành, địa phương; Thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế về nghiên cứu hoặc bảo quản bảo vật quốc gia.
Ấn Sắc mệnh chi bảo (Niên đại: năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg quy định rõ nguyên tắc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài, cụ thể: Phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 44 Luật Di sản văn hóa; Phải được xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn, không bị hư hại đối với bảo vật quốc gia trong quá trình vận chuyển ra nước ngoài, lưu giữ tạm thời tại nước ngoài và đưa trở lại Việt Nam; Phải được xác định giá trị bằng tiền của bảo vật quốc gia làm cơ sở cho việc mua bảo hiểm; Được miễn kiểm tra thực tế khi giải quyết thủ tục hải quan tại cửa khẩu; Bảo vật quốc gia đang được bảo vệ và phát huy giá trị tại di tích chỉ được đưa ra nước ngoài để nghiên cứu, bảo quản hoặc phục vụ hoạt động đối ngoại cấp nhà nước; Bảo vật quốc gia thuộc bảo tàng ngoài công lập và bảo vật quốc gia thuộc sở hữu tư nhân được đưa ra nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 Quyết định này khi có bảo tàng công lập đại diện cho chủ sở hữu trong việc hợp tác với đối tác nước ngoài; Đối tác nước ngoài tiếp nhận bảo vật quốc gia phải bảo đảm tính hợp pháp, có cơ sở vật chất, năng lực khoa học, kỹ thuật và công nghệ phù hợp với việc trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản.