cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH – Giới thiệu các tác phẩm thơ đạt giải trong cuộc thi sáng tác thơ ngành Giáo dục và Đào tạo - số 12.

Thứ năm - 21/02/2013 19:24
byporno.net - Nhân dịp kỉ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, cá độ bóng đá trực tuyến xoilac phát động hội thi sáng tác thơ với chủ đề "Thầy cô và mái trường thân yêu" và đã nhận được sự tham gia của đông đảo các thầy cô giáo, các em học sinh.
Có 52/421 tác phẩm dự thi đạt giải. Hội thi đã phát hiện được những “hạt giống Thơ” nảy mầm từ tình yêu nghề, yêu người thiết tha, cháy bỏng của các nhà giáo đang ngày đêm lặng thầm cống hiến công sức của mình cho giáo dục vùng cao và tình cảm tri ân thầy cô, mến yêu mái trường của các thế hệ học trò.

Ban Biên tập trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai tác phẩm thơ đạt giải khuyến khích trong Hội thi.
TRỞ VỀ KÍ ÚC TUỔI THƠ
Nguyễn Thị Nga - trường THPT Thành Phố Điện Biên Phủ
 
 
Tôi trở về với kí ức tuổi thơ tôi
Tuổi mộng mơ bên phố huyện nghèo xơ xác
Ngôi trường nhỏ, mái nhà tranh mộc mạc
Ván gỗ là bàn, ghế là những thân tre.
 
Tôi trở về với kí ức tuổi thơ tôi
Tuổi thơ ấm êm, một thời vụng dại
Nhớ buổi đến trường còn lạ thầy, lạ bạn
Đọc mãi, viết hoài chẳng tròn nét, tròn câu.
 
Tôi trở về với “ngày xửa ngày xưa”
Thầy đã đưa tôi bước vào trang cổ tích
Hiểu giá trị phép màu của bà Tiên, ông Bụt
Giúp cô Tấm hiền thành hoàng hậu chốn hoàng cung.
 
Không có thầy năm tháng tuổi thơ tôi
Sẽ không hiểu vì sao một Chí Phèo lại khóc
Bước từng bước trong tỉnh say say tỉnh
Khát khao tìm một giọt ấm tình thương.
 
Không có thầy năm tháng tuổi thơ tôi
Sẽ không hiểu vì sao hai đứa trẻ thức khuya đợi tàu trong đêm vắng
Đợi tiếng ồn ào, đợi toa tàu chở đầy ánh sáng
Ánh mắt buồn đau đáu một tương lai.
 
Tuổi thơ tôi lớn lên qua từng lời thầy giảng
Mỗi trang thơ thấm đẫm những trang đời
Cho tôi hiểu tình yêu thương nhân loại
Muôn sắc màu chảy đi khắp năm châu.
 

Tuổi thơ an lành (ảnh internet).
 
Cuộc sống của những bề bộn học hành và công việc, đôi lúc khiến người ta chìm vào một mớ trống rỗng tận sâu trong tâm hồn để rồi chẳng biết mình đang cần gì, muốn gì và mình sẽ phải làm gì. Những lúc ấy lại thèm lắm tiếng cười đùa của lũ bạn hàng xóm, muốn quay về cái khoảng đất trống năm nào mà lắng nghe tiếng ve vào buổi trưa hè hay tiếng dế râm ran mỗi đêm, tiếng thầy cô giảng bài mỗi sáng. Nhưng rồi cũng chợt nhận ra mơ là thế, ước là thế, nhưng hoài niệm và cuộc sống thực tại là những biên giới nào đâu có điểm chung. Hụt hẫng…Thèm lắm được một lần quay trở lại tuổi thơ...

“Tuổi thơ tôi” không có khái niệm trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao hay trường chuyên lớp chọn. Tuổi thơ tôi là “Ngôi trường nhỏ, mái nhà tranh mộc mạc - Ván gỗ là bàn, ghế là những thân tre.”

“Tuổi thơ tôi” không những ngày học ngày học đêm, không có những ca học thêm đắt tiền, không ngoại ngữ, tin học. Nhưng tuổi thơ tôi có một người thầy giáo. Một người thầy “đã đưa tôi bước vào trang cổ tích- Hiểu giá trị phép màu của bà Tiên, ông Bụt” đã cho tôi “hiểu vì sao một Chí Phèo lại khóc”, “vì sao hai đứa trẻ thức khuya đợi tàu trong đêm vắng”

“Tuổi thơ tôi” đầy thiếu thốn nhưng cũng giàu lắm.“Tuổi thơ tôi” giàu lắm tình yêu thương chân thật, sự quan tâm cháy lên  từ lòng nhiệt tình của các thầy cô giáo. Và cứ như thế:

“Tuổi thơ tôi lớn lên qua từng lời thầy giảng
Mỗi trang thơ thấm đẫm những trang đời”

Có lẽ, bạn sẽ thấy một phần tuổi thơ của mình trong “tuổi thơ tôi”. Có thể, tuổi thơ của bạn sẽ khác hơn, đẹp hơn và màu nhiệm hơn như thế. Nhưng dù là một tuổi thơ như thế nào đi nữa, thì tôi tin đó là khoảng thời gian êm đềm, không lo nghĩ, không toan tính cho những điều sẽ đến, là khoảng thời gian của những kỉ niệm của “Tuổi thơ ấm êm, một thời vụng dại”…

Bài thơ trở về ký ức tuổi thơ của cô giáo Nguyễn Thị Nga thực sự là một hành trình trở về. Trở về với nơi đã bắt đầu, nơi đã lớn lên và ra đi, trở về với những điều chân phương của ngày xưa, để chạm vào tuổi thơ, để với lấy những ước mơ…”
 
HOÀI NIỆM
Lê Kiều Oanh- Trường THPT Thanh Nưa
 
Về đây em ơi!
Em hãy về lại nơi đây,
Nơi ta đã đi qua thời tuổi trẻ,
Thương mến biết bao dấu ấn một Ngôi trường!
Anh nắm tay em đi giữa cờ hoa…
 
Ngôi trường 50 năm tuổi
Nửa thế kỉ đã đi qua
Tuổi xuân của chúng ta đã đi qua
Chỉ còn tình yêu là ở lại
Em ơi em! Hãy một lần nhìn lại …
Tìm đâu đây tán phượng, gốc bàng
Mỗi mùa thi với cái nắng ong oi;
Bục giảng in dấu chân em,
Từng ô cửa in bóng dáng em
Những giờ lên lớp…
Thời gian chẳng thể ngừng trôi
Chỉ có tình yêu là trẻ mãi
Trong tim ta…
                             Và trong kí ức Học trò.
 

Tuổi thơ yên bình (ảnh internet).
 
Ở thế kỷ XX, nữ thi sỹ Xuân Quỳnh đã thốt lên rằng “Quá khứ đáng yêu, quá khứ đáng tôn thờ - Nhưng đâu phải là điều em luyến tiếc.” Tại sao không tiếc? Bởi vì Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại”. Sang đầu thế kỷ XXI, trong bài thơ Hoài niệm, cô giáo Lê Kiều Oanh cũng đã đồng cảm: “Chỉ còn tình yêu là ở lại” “Chỉ còn tình yêu là trẻ mãi”

“Nửa thế kỉ đã đi qua” của ngôi trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, “tuổi xuân của chúng ta đã đi qua”, nhưng dấu chân em còn đọng lại trên bục giảng, bóng dáng em còn in trên từng ô cửa cũng chính bởi vì:

“Chỉ có tình yêu là trẻ mãi
Trong tim ta…
                             Và trong kí ức Học trò”
 
Cứ mỗi lần đọc xong những câu thơ này, tôi lại thấy phảng phát âm hưởng thơ của Xuân Quỳnh ngày trước:

“Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
 
Phải chăng đây là sự gặp gỡ kỳ diệu của tâm hồn hai người phụ nữ tài hoa và giàu tình cảm?

Tác giả: Đoàn Trần Hiệp

Nguồn tin: Trường PTDTNT THPT huyện Nậm Pồ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập921
  • Máy chủ tìm kiếm747
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay38,391
  • Tháng hiện tại683,467
  • Tổng lượt truy cập67,407,556
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi