Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Chiềng Sơ huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên 1. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập và cấp bù miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
2. Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, học sinh bán trú (bao gồm tiểu học, THCS và THPT) được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở, tiền ở bằng 10% mức lương cơ sở (nếu trường không có chỗ ở) và 15 kg gạo trong 9 tháng/năm học/học sinh.
3. Chính sách hỗ trợ trẻ 3-4 tuổi theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2417/TTg-KGVX về việc kéo dài việc thực hiện Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg. Theo đó, mỗi trẻ em học mẫu giáo từ 3-4 tuổi được hỗ trợ tiền ăn mức 120.000 đồng/tháng/cháu trong thời gian 9 tháng/năm học.
4. Chính sách hỗ trợ hỗ trợ trẻ em 5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2417/TTg-KGVX về việc kéo dài việc thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010. Theo đó, mỗi trẻ em học mẫu giáo 5 tuổi được hỗ trợ tiền ăn mức 120.000 đồng/tháng/cháu trong thời gian 9 tháng/năm học.
5. Chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với dân tộc rất ít người theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 209/TTg-KGVX ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về kéo dài việc thực hiện Quyết định số 2123/QĐ-TTg. Theo đó, trẻ em, học sinh, sinh viên thuộc 09 dân tộc rất ít người (Điện Biên có dân tộc Cống và dân tộc Si La) có gia đình cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biệt về học tập.
6. Chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 25/9/2009 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, học sinh các trường phổ thông DTNT được hỗ trợ học bổng bằng 80% mức lương tối thiểu trong 12 tháng/năm học; được thưởng 1 lần/năm nếu kết quả học tập đạt khá, giỏi, xuất sắc; được trang cấp đồ dùng cá nhân, sách giáo khoa, học phẩm; được hỗ trợ tiền tàu xe, chăm sóc sức khỏe, tiền điện, nước, nhà ăn…
7. Chính sách về nội trú đối với học sinh, sinh viên khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 16/6/2016 của Liên Bộ: LĐTB&XH - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, học sinh, sinh viên thuộc một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số nhưng khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới; người kinh nếu khuyết tật thuộc hộ nghèo; đã tốt nghiệp trường phổ thông DTNT khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ từ 60-100% mức lương cơ sở/tháng, 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân, 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp tết Nguyên đán và được hỗ trợ tiền tàu xe từ 200.000-300.000 đồng/năm.
8. Chính sách đối với học sinh, sinh viên cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 và Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/05/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2006/NĐ-CP. Theo đó, học sinh, sinh viên cử tuyển được cấp học bổng, miễn học phí và hưởng các chế độ ưu tiên khác và được ưu tiên xét tuyển theo vị trí việc làm sau khi ra trường.
9. Chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BTBLĐXH-BTC ngày 13/12/2013 của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính. Theo đó, người khuyết tật được ưu tiên nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi; được ưu tiên tuyển sinh (tuyển thẳng vào các trường THPT, DTNT); được miễn, giảm một số nội dung, môn học; được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở nếu thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học tập 1.000.000 đồng/năm học.
Trường Tiểu học Sính Phình số 2 huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên 10. Chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp theo Thông tư số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15/10/2014 của Liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở/năm và được hưởng theo thời gian đào tạo chính thức.
Bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ Website và gõ tìm tên các chính sách trên để biết thêm thông tin.