cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTrH- Quan điểm về chất lượng giáo dục và môi trường học tập thân thiện của Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO)

Thứ tư - 24/08/2016 21:31
Tại Diễn đàn Giáo dục Thế giới được tổ chức vào tháng 4/2000 ở Dakar, Senegal, cộng đồng thế giới một lần nữa khẳng định lại tầm nhìn của Tuyên bố Thế giới về Giáo dục cho Mọi người, đã được thông qua vào năm 1990 ở Jomtien, Thái Lan; đồng thời thể hiện cam kết thực hiện tất cả các mục tiêu và mục đích của Giáo dục cho Mọi người, cho mọi công dân và mọi xã hội.
Nhất quán với Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền và Tuyên bố Thế giới về Giáo dục cho Mọi người, Diễn đàn Giáo dục Thế giới đã khẳng định giáo dục là một quyền cơ bản của con người và là chìa khoá của phát triển bền vững, hoà bình, ổn định, tăng trưởng kinh tế xã hội và xây dựng đất nước. Tại Diễn đàn các đại biểu tham dự đã phản ánh quan điểm về chất lượng giáo dục và môi trường học tập thân thiện, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Quan điểm về chất lượng giáo dục, gồm 10 thành tố, đó là:

1. Học sinh khoẻ mạnh, được nuôi dưỡng tốt và có động cơ học tập tốt.

2. Giáo viên dạy học tận tụy, yêu nghề và có năng lực nghề nghiệp.

3. Các phương pháp học tập tích cực.

4. Chương trình giáo dục phù hợp.

5. Các phương tiện dạy và học đầy đủ, thân thiện với môi trường và dễ tiếp cận.

6. Môi trường học tập an toàn, lành mạnh và bảo vệ trẻ

- Có đủ các công trình nước và vệ sinh;

- Tiếp cận được hay có quan hệ với các dịch vụ y tế và dinh dưỡng;

- Có các chính sách và quy tắc ứng xử thúc đẩy sức khoẻ thể chất, tâm lý-xã hội và tình cảm của giáo viên và học sinh;

- Nội dung và phương pháp giáo dục đem lại kiến thức, hành vi và giá trị liên quan đến sức khoẻ, và các kỹ năng sống.

7. Đánh giá đầy đủ về mặt môi trường học tập, quá trình và kết quả học tập.

8. Có sự tham gia tích cực của các thành phần trong nhà trường và cộng đồng vào công tác quản lý nhà trường.

9. Tôn trọng cộng đồng, văn hoá địa phương và cùng tham gia góp phần vào sự phát triển cộng đồng.

10. Các tổ chức và chương trình giáo dục nhận được các nguồn lực đầy đủ và bình đẳng.

Thứ hai: Quan điểm về trường học thân thiện, gồm 06 thành tố, đó là:

1. Trường học có chất lượng tốt

a) Là trường coi trẻ em là trung tâm

- Hành động vì quyền lợi tốt nhất của trẻ;

- Giúp trẻ em phát huy hết tiềm năng;

- Quan tâm mọi mặt đến trẻ em: sức khoẻ, tình trạng dinh dưõng và hạnh phúc;

- Quan tâm đến những gì xảy ra đối với trẻ em, trước khi đến trường và sau khi rời khỏi trường.

b) Là trường tìm đến và tiếp cận mọi trẻ em

- Tích cực tìm kiếm các em không được đi học, đưa các em đến trường và giúp các em tham gia vào các quá trình học;

- Bảo đảm thực hiện quyền được giáo dục của trẻ;

- Thể hiện, thúc đẩy và giúp giám sát các quyền và hạnh phúc của tất cả trẻ em trong cộng đồng.

c) Trên hết, có môi trường học tập chất lượng tốt

- Tiếp nhận mọi trẻ em;

- Dạy và học hiệu quả với trẻ em;

- Bảo đảm sức khoẻ và an toàn cho trẻ em;

- Quan tâm đến vấn đề giới;

- Có sự tham gia của trẻ em, gia đình và cộng đồng.

2. Trường học tiếp nhận mọi trẻ em

a) Không loại bỏ, phân biệt đối xử, hay có thành kiến do những khác biệt.

b) Cung cấp giáo dục miễn phí và bắt buộc, phù hợp và tiếp cận được, nhất là đối với các gia đình và trẻ em có nguy cơ.

c) Chấp nhận sự đa dạng và bảo đảm bình đẳng về cơ hội cho mọi trẻ em (ví dụ như, trẻ em gái, trẻ em đi làm, trẻ khuyết tật và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nạn nhân của sự bóc lột và bạo lực).

d) Đáp ứng với sự đa dạng, các hoàn cảnh và nhu cầu khác nhau của trẻ em (dựa trên giới tính, tầng lớp xã hội và năng lực cá nhân).

3. Trường học hiệu quả đối với trẻ em

a) Khuyến khích các quá trình dạy và học có chất lượng

- Hướng dẫn phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập cũng như cách học của của từng học sinh;

- Học một cách tích cực, hợp tác, dân chủ và quan tâm đến vấn đề giới.

b) Cung cấp các tài liệu và nguồn lực có nội dung và cơ cấu phù hợp với chất lượng tốt

c) Nâng cao năng lực, lòng nhiệt tình, cam kết, vị trí và thu nhập của giáo viên 

d) Thúc đẩy các kết quả học tập chất lượng:

- Xác định/giúp học sinh biết được những gì mình cần phải học (ví dụ, kỹ năng đọc viết, làm tính, các kỹ năng sống, quyền trẻ em);

- Dạy học sinh cách học.

4. Môi trường học bảo đảm sức khoẻ và bảo vệ trẻ em

a) Bảo đảm một môi trường học tập có chất lượng tốt - các chính sách, cơ sở vật chất, và tiếp cận được các dịch vụ bảo đảm sức khoẻ, vệ sinh, an toàn và an ninh.

b) Giáo dục sức khoẻ dựa trên các kỹ năng sống.

c) Tăng cường sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội và tình cảm cho cả học sinh và giáo viên.

d) Bảo vệ tất cả trẻ em khỏi bị lạm dụng và xâm hại.

đ) Cung cấp các kinh nghiệm tích cực cho trẻ em.

5. Trường học quan tâm đến vấn đề giới

a) Thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển sinh và kết quả học tập.

b) Xoá bỏ định kiến giới.

c) Bảo đảm các điều kiên vật chất, chưong trình, sách giáo khoa và cách thức dạy học thân thiện với trẻ em gái.

d) Thúc đẩy quá trình xã hội hoá của trẻ em trai và gái trong môi trường phi bạo lực và thúc đẩy sự tôn trọng giữa các em trai và gái về các quyền, phẩm giá và tính công bằng.

6. Trường học có sự tham gia của trẻ em, gia đình và cộng đồng

a) Coi trẻ em là trung tâm: Thúc đẩy sự tham gia của các em vào mọi hoạt động nhà trường.

b) Chú trọng đến gia đình

- Làm việc để củng cố gia đình với vai trò là người chăm sóc và giáo dục đầu tiên của trẻ;

- Giúp trẻ em, phụ huynh và giáo viên thiết lập các mối quan hệ phối hợp hài hòa.

d) Dựa vào cộng đồng

- Khuyến khích các mối quan hệ với các tổ chức ở địa phương;

- Hoạt động trong cộng đồng vì quyền lợi của trẻ em;

- Làm việc với các đối tác khác để bảo đảm thực hiện các quyền của trẻ em.

Trên cơ sở quan điểm về trường học thân thiện với trẻ em của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung đánh giá trường phổ thông dân tộc bán trú thân thiện, gồm: 5 thành tố với 17 tiêu chí và 42 chỉ số, Sở Giáo dục và Đào tạo đã gửi các đơn vị. Đây là cơ sở quan trọng để các nhà trường hàng năm tự kiểm tra đối chiếu, đánh giá kết quả đã đạt được và chưa đạt được trong các mặt hoạt động của đơn vị, qua đó đề ra hệ thống các giải pháp nhằm từng bước phấn đấu thực hiện hoàn thiện các chỉ số theo khung đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,134
  • Máy chủ tìm kiếm681
  • Khách viếng thăm453
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại918,146
  • Tổng lượt truy cập67,642,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi