cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CĐN- Hội nghị Hội đồng Giáo giới các nước ASEAN và Hàn Quốc (ACT+1) lần thứ 33

Thứ năm - 21/09/2017 02:44
Hội nghị Hội đồng Giáo giới các nước ASEAN và Hàn Quốc (ACT+1) lần thứ 33 do Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ ngày 15-17/9/201 đã chính thức khai mạc tại Sandy Beach Resort, Đà Nẵng với chủ đề: “Vai trò của Giáo dục trong tiếp biến văn hóa toàn cầu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. Hội nghị ACT +1 lần thứ 33 có sự tham gia của hơn 400 đại biểu là các cán bộ, nhà giáo và đoàn viên công đoàn đến từ 15 tổ chức Công đoàn Giáo dục, Công đoàn Giáo viên, các Hiệp hội ngành nghề giáo viên của 8 quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc.
1
Toàn cảnh Hội nghị ACT+1
 
Đến chỉ đạo Hội nghị có Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có các đại biểu khách mời là Ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng, Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Thành phố Đà Nẵng, Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, các trường thành viên của Đại Học Đà Nẵng và Lãnh đạo các Công đoàn Ngành Trung ương

Phát biểu tại Phiên khai mạc, Giáo sư Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhấn mạnh về vai trò của ACT +1 góp phần quan trọng đối với giáo dục của mỗi quốc gia vì một nền giáo dục phát triển và bền vững trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa. Đồng thời khẳng định: “Hội nghị năm nay với chủ đề Vai trò của giáo dục trong tiếp biến văn hóa toàn cầu và gìn giữ bản sắc dân tộc, tôi cho rằng các nước thành viên đang thống nhất và có tiếng nói chung trong nhận diện một vấn đề có tính thời sự liên quan tới sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới”.

Với chủ đề “Vai trò của Giáo dục trong tiếp biến văn hóa toàn cầu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”, Hội nghị đã tập trung trao đổi những nội dung lớn đặt ra đối với giáo dục các nước trong ACT+1, đó là giáo dục và các giá trị truyền thống bản địa, cách làm, kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm của các nhà giáo, của các tổ chức công đoàn giáo dục và các hiệp hội giáo viên; vai trò của giáo dục trong việc bảo tồn vốn văn hóa truyền thống trong quá trình giao lưu, tiếp biến toàn cầu hóa và trong điều kiện cụ thể của mỗi nước.

Bên cạnh đó, tại các phiên thảo luận, các đại biểu cũng được nghe và thảo luận các chuyên đề: Vai trò của giáo viên Thái Lan trong việc thúc đẩy văn hóa toàn cầu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc; Kinh nghiệm của Việt Nam để đạt thứ hạng PISA cao; Kết nối và lồng ghép - Giải pháp của các trường dạy nghề đối với vấn đề thất nghiệp của lao động không có tay nghề tại Indonesia; Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học trong các lớp học đa sắc tộc ở Malaysia; Những thách thức đối với nghề giáo ở  Brunei; Chính sách phúc lợi cho nhà giáotại Singapore và Vai trò của Giáo viên Việt Nam trong giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Sau 3 ngày làm việc khoa học, hiệu quả, Hội nghị đã thống nhất thông qua Nghị quyết ACT+1 lần thứ 33 và ghi nhận rằng: Trong một thế giới toàn cầu hóa, giáo dục tính cách, giáo dục công dân toàn cầu, giáo dục các giá trị và văn hóa truyền thống có thể giúp học sinh có khả năng thích ứng tốt hơn đối với những biến đổi trên thế giới, đồng thời bảo tồn được bản sắc dân tộc của mình; giúp học sinh tự tin đối mặt và vượt qua thử thách bằng việc tích cực tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của thế giới toàn cầu hóa.

Hội nghị cũng thống nhất đề xuất các nước thành viên ACT+1

- Chủ động lồng ghép giáo dục tính cách, giáo dục công dân toàn cầu và giáo dục các giá trị và văn hóa truyền thống vào các chương trình giáo dục quốc dân để đảm bảo tiếp biến văn hóa toàn cầu và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc có hiệu quả.

- Nâng cao nghiệp vụ nhà giáo thông qua sự hỗ trợ của chính phủ mỗi nước bao gồm cả phúc lợi cho nhà giáo.

- Hối thúc các Chính phủ, cộng đồng và nhà trường chú trọng hơn đến giáo dục tính cách, giáo dục công dân toàn cầu, giáo dục các giá trị và văn hóa truyền thống nhằm giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho một thế giới toàn cầu hóa nhưng đồng thời vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc mình.

- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân có liên quan tham gia vào quá trình xây dựng quyết sách để phối hợp xây dựng những chính sách phù hợp cho một nền giáo dục chất lượng cao và gìn giữ bảo tồn bản sắc dân tộc.

Hội nghị ACT+1 lần thứ 33 đã thành công tốt đẹp trong không khí ấm áp của tình hữu nghị, tình bạn, tình đồng nghiệp, để lại những ấn tượng sâu sắc trong mỗi đại biểu tham gia hội nghị. Tại Hội nghị ACT+1 lần thứ 33 này, thay mặt Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Vũ Minh Đức đã trao lá cờ ACT cho Philippines, nước chủ nhà đăng cai Hội nghị ACT+1 lần thứ 34 năm 2018.

Một số hình ảnh tại Hội nghị ACT+1 
2
Lễ rước cờ tại Hội nghị
3
Tiến sĩ Vũ Minh Đức, Chủ tịch CĐGD Việt Nam phát biểu khai mạc 
4
GS Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu chào mừng Hội nghị
 
5
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó chủ tich Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị 
6
Ông Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng phát biểu chào mừng 
7
Lãnh đạo của các tổ chức ACT+1 chụp ảnh với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
8
  Các đại biểu tham gia thảo luận
9
Các đại biểu tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
 
10
Lãnh đạo của các tổ chức ACT+1 cùng ký Nghị quyết Hội nghị
11
Tiến sĩ Vũ Minh Đức, Chủ tịch CĐGD Việt Nam trao cờ ACT+1 cho nước chủ nhà Philippine đăng cai Hội nghị ACT+1 lần thứ 34

Tác giả: Phạm Thị Thanh Bình

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập388
  • Máy chủ tìm kiếm203
  • Khách viếng thăm185
  • Hôm nay41,462
  • Tháng hiện tại771,357
  • Tổng lượt truy cập67,495,446
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi