SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON- SỐ 30
ĐDDH- ĐCTL- 30: BỘ ĐỒ CHƠI LẮP GHÉP
Họ và tên: Bùi Thị Hương
Đơn vị: Trường Mầm non 20/7 - huyện Tuần Giáo
Tên đồ chơi: Bộ đồ chơi lắp ghép
Dạy ở hoạt động: Làm quen với toán; hoạt động góc
1. Cấu tạo Con voiGồm 5 phần: Thân, chân, đuôi, tai và ngà voi.
Con chim công cấu tạo gồm 4 phần: Thân, cánh, đuôi, đầu Con chim công cấu tạo gồm 4 phần: Thân, cánh, đuôi, đầu Con chim cánh cụtGồm 4 phần: Thân, cánh, mỏ, đuôi cánh
2. Vật liệu: Hộp comfor, nước rửa bát, giấy đề can các màu, keo dính, cúc nhựa,…
3. Quy trình làm bộ đồ chơi lắp ghépCon voi: Lấy hộp comfor, nước rửa bát cắt thành hình con voi cắt 2 tai rời, chân sau đó dùng giấy đề can quấn chân, dùng dập cúc dập tai cho trẻ ghép tai voi.
Con chim cánh cụt, chim công: Dùng can nước rửa bát cắt thân con chim dùng giấy đề can cắt họa tiết mắt, mỏ, cánh dập cúc cho trẻ ghép.
Dùng giấy màu, đề can các loại trang trí họa tiết cắt các chữ số gắn thêm vào các con vật.
4. Ứng dụngKhi dạy ở hoạt động làm quen với toán, giáo viên cung cấp khái nịêm ban đầu cho học sinh về hình học, về số. Cụ thể: Từ mô hình các động vật giáo viên cho trẻ được tìm số theo yêu cầu, tìm cho cô giáo số từ 1-5; tìm cho cô giáo số từ 5-10, tìm những con vật có chứa chữ số từ 1-5... Cho trẻ tìm và đếm số con voi, con chim, con thỏ...nhận biết các chữ số từ 1-10.
Khi cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc giáo viên cho trẻ được tham gia chơi ở góc toán, góc bán hàng, góc nghệ thuật, góc xây dựng. Cho trẻ tìm các số thứ tự, ghép số theo yêu cầu, bày các con vật,...
Ngoài ra có thể sử dụng trong các giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời trẻ được khám phá trải nghiệm thông qua lắp ghép các đối tượng./.
Biên tập và giới thiệu: Phòng Giáo dục mầm non