cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Giáo dục vùng cao: Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn

Thứ năm - 21/09/2017 03:12
Năm học 2017 - 2018 đã bắt đầu. Cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh miền núi nên công tác giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống mạng lưới trường, lớp học.

Trường Tiểu học Sính Phình số 2 (huyện Tủa Chùa) là một trong những trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học. Thầy Nguyễn Trung Nghĩa, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ: Trường có 3 điểm trường (điểm trường trung tâm; điểm trường Trại Trường và điểm trường Háng Đề Dê). Hiện nay, nhà trường đang sử dụng 7 phòng học tạm, 1 phòng học mượn; phòng học chủ yếu được dựng bằng tranh, tre, nứa, lá.


 Tiết học ở Trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Phì Nhừ (huyện Điện Biên Đông).

Theo báo cáo của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa, cho thấy, với 20% tổng ngân sách của địa phương dành cho giáo dục vẫn chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, cơ sở vật chất trường, lớp và trang thiết bị dạy học. Hầu hết các trường trên địa bàn đều thiếu phòng học, nhất là bậc mầm non. Với tổng số 218 nhóm, lớp nhưng bậc mầm non chỉ có 170 phòng học. Trong đó, 95 phòng kiên cố; 19 phòng bán kiên cố; 56 phòng 3 cứng. Do thiếu gần 100 phòng học nên hiện tại nhiều trường học phải tổ chức cho các nhóm, lớp học nhờ trong nhà dân, nhà văn hóa thôn và học ghép. 100% các trường tiểu học thiếu phòng hỗ trợ trẻ khuyết tật học hòa nhập. Đối với bậc trung học, do tình trạng thiếu phòng học nên nhiều trường phải tổ chức học 2 ca/ngày cho học sinh.

Ở Điện Biên, hầu hết cơ sở vật chất, hệ thống trường, lớp học tại các huyện, thị đều khó khăn. Nhiều trường thiếu phòng làm việc ban giám hiệu, phòng y tế, thư viện, phòng công vụ cho giáo viên, công trình nước sạch, các hạng mục phụ trợ, thiết bị giảng dạy, học tập, thiết bị sinh hoạt nội trú… còn thiếu hoặc đã xuống cấp. Dù đã tích cực huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; xây dựng công trình thuộc các dự án phát triển giáo dục song cơ sở vật chất trường lớp học mới chỉ đáp ứng ở mức tối thiểu cho yêu cầu dạy và học. Toàn tỉnh hiện còn 20,8% phòng học tạm; 28,1% phòng công vụ tạm; 14,7% phòng nội trú tạm.

Tại huyện Điện Biên Đông, nhằm khắc phục khó khăn chung của ngành, địa phương đã và đang làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Ông Cù Huy Hoàn, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết: Hàng năm, phòng cân đối nguồn kinh phí được giao trong dự toán ngân sách hàng năm để tăng cường cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học cho các trường, đảm bảo quy định. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí trong việc tăng cường cơ sở vật chất và tạo cảnh quan môi trường. Đồng thời, chủ động tham mưu với chính quyền địa phương triển khai các nhiệm vụ về xây dựng trường chuẩn quốc gia, nhất là việc xây dựng các công trình cơ bản, các công trình phụ trợ trong trường học đảm bảo quy hoạch, phù hợp với công năng sử dụng của nhà trường. Tăng cường huy động mọi nguồn lực đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo, phấn đấu xây dựng nhiều phòng học, phòng học chức năng, phòng học bộ môn theo hướng “3 cứng” phục vụ tốt nhất nhu cầu giảng dạy và học tập. Theo ông Cù Huy Hoàn, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2017 - 2018, mùa hè vừa qua, phòng đã vận động một số đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội hỗ trợ kinh phí xây dựng trường, lớp học. Riêng năm 2017, toàn huyện đã xây mới được 14 phòng học từ nguồn xã hội hóa. Hiện chỉ còn 168 phòng học tạm trong tổng số 778 phòng học.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,773
  • Máy chủ tìm kiếm1,623
  • Khách viếng thăm150
  • Hôm nay29,355
  • Tháng hiện tại332,282
  • Tổng lượt truy cập67,056,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi