cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

KT&QLCLGD - Phân tích phương án thi tốt nghiệp THPT 2017

Thứ ba - 04/10/2016 03:43
Tuần vừa qua, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2017 và lộ trình thi cử năm 2018, cũng như các năm tiếp theo. Nhóm nghiên cứu giáo dục thuộc “Sáng kiến Việt Nam” đưa ra một số phân tích dựa trên khoa học khảo thí và kinh nghiệm quốc tế.
Liệu học sinh có bị quá tải không?

Lo lắng lớn nhất của thí sinh hiện nay có lẽ là lo sợ bị quá tải khi phải làm 3 phần thi của 3 môn khác nhau của bài thi khoa học tự nhiên (KHTN) hoặc khoa học xã hội (KHXH). Đây có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam các phần thi được bố trí như vậy trong các bài thi đánh giá trên diện rộng. Các bài thi tương tự trên thế giới như ACT, SAT, bài thi cuối của PTTH của một số bang của Hoa Kỳ, SweSAT của Thụy Điển, PET của Israel cũng được chia ra thành nhiều phần khác nhau. Số câu hỏi cho từng phần từ 20 - 60 câu. 


Những phân tích của nhóm “Sáng kiến Việt Nam” cho thấy chất lượng thi 2017 sẽ được đánh giá và cải thiện tốt hơn. Ảnh: TTXVN

 
Từ góc độ Tâm lý học nhận thức, chúng tôi thấy rằng, việc chuyển sang các kỳ thi trắc nghiệm khách quan sẽ giảm động lực đi học thêm và luyện thi tràn lan như hiện nay.Thí sinh làm từng phần trong khoảng từ 20 cho đến 60 phút. Tổng thời gian thi các bài là khoảng 4 giờ. Khoa học đo lường giáo dục của các nước kể trên đã kiểm nghiệm và đi đến khẳng định thời gian thi như vậy không gây căng thẳng cho thí sinh. Còn tại Việt Nam, hai năm gần đây, các đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng được thiết kế theo hướng thí sinh làm nhiều phần thi sử dụng kiến thức của các môn khác nhau trong khoảng hơn 3 tiếng và đã không gây quá tải. 

Phương án xây dựng đề thi năm nay cũng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của ĐHQGHN từ năm 2015. Đề thi của ĐHQGHN được thiết kế và phát triển dựa trên tư vấn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm đến từ ETS Hoa Kỳ, Bộ môn Đo lường Đánh giá giáo dục và các giáo viên, giảng viên của ĐHQGHN. Các kết quả nghiên cứu định lượng để xác định giá trị của điểm số các kỳ thi đáng giá năng lực này đã được công bố rộng rãi. Kết quả cho thấy đề thi ĐHQGHN áp dụng đã tiếp cận với chất lượng đề thi ở các nước phát triển. Ví dụ như, độ tương quan giữa điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQGHN và điểm thi THPT quốc gia 2016 tính trên mẫu thí sinh trúng tuyển là 0.545. Đây là mức tương quan phổ biến của điểm bài thi cùng thể loại nối tiếng trên thế giới như SAT hay ACT.

Vì sao nên là bài thi tổng hợp?

Bài thi tổng hợp này khắc phục sự đánh giá thiếu toàn diện so với kiểu thi theo khối. Chính vì vậy bài thi cuối PTTH của các nước tiên tiến trên thế giới hầu hết đòi hỏi phân tích dựa trên kiến thức tổng hợp, mặc dù khi học thì vẫn có các môn riêng biệt. Ở Việt Nam, thí sinh thi Học viện Ngoại giao chỉ theo khối A hoặc D, mà không hiểu về lịch sử, văn hóa, địa lý của Việt Nam thì khó mà bảo vệ được chủ quyền và lan tỏa văn hóa Việt; Gần đây ngành y tế cũng thừa nhận kiến thức về văn và kỹ năng giao tiếp là hạn chế phổ biến của đội ngũ cán bộ y tế trong khi các môn này chưa phải môn thi đầu vào khối y, dược (toán, hóa, sinh) ;... 

Tăng số câu trắc nghiệm sẽ giảm rủi ro cho thí sinh, vì 3 lý do. Thứ nhất, nhiều câu hỏi hơn nên nếu chẳng may có vấn đề nào không nắm chắc thì chỉ bị mất điểm một phần nhỏ. Thứ hai, không có các câu hỏi dài cũng giảm rủi ro hơn vì nếu các em làm nhầm một bước trong câu hỏi dài thì các bước sau sẽ mất hết điểm. Thứ ba, điểm thi trắc nghiệm không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, sẽ công bằng hơn. 

Bên cạnh đó, đề thi xây dựng theo hướng đánh giá năng lực chứ không hướng tới kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, không yêu cầu thí sinh phải thực hiện các tính toán phức tạp, sử dụng các kỹ thuật giải lắt léo. Do vậy, điều này sẽ giảm tải cho thí sinh. 

Những phân tích trên đây cho thấy chất lượng thi 2017 sẽ được cải thiện tốt hơn so với cách làm các năm trước đây.

Từ những phân tích trên đây, chúng tôi có một số khuyến nghị: Thứ nhất, Bộ GD - ĐT cần sớm công bố đề thi mẫu theo đúng lộ trình đã đề ra để xã hội tham khảo và yên tâm. Thứ hai, Bộ GD - ĐT cùng với các cơ quan hữu quan khác như Bộ Công an cần lên phương án chi tiết tổ chức kỳ thi này để đảm bảo kỳ thi sẽ diễn ra nghiêm túc. Cần phân công nhiệm vụ và quy trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân tham gia thi để đảm bảo chất lượng, tính công bằng của kỳ thi. Thứ ba, mỗi bài thi 3 tiếng không phải là dài so với các đề thi quôc tế. 

Tuy nhiên, trong cả đợt, thí sinh phải thi liền mấy ngày. Bộ GD - ĐT có thể cân nhắc giảm giảm thời gian thi trong mỗi bài, hoặc dãn các bài thi ra để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh.Thứ tư, trong tương lai khi hệ thống đã đi vào ổn định hơn, kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh đại học (nếu có) nên được tổ chức nhiều lần trong năm, như ở một số nước phát triển. Nếu được như vậy, áp lực và rủi ro thi cử có thể được giảm thiểu một cách đáng kể, vì thí sinh có cơ hội thi nhiều lần.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,064
  • Máy chủ tìm kiếm898
  • Khách viếng thăm166
  • Hôm nay19,739
  • Tháng hiện tại629,144
  • Tổng lượt truy cập67,353,233
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi