cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

CNTT&NCKH- Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Thứ hai - 27/02/2017 20:30
Ngày 14/11/2013 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 31/12/2013.
Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
 
Nghị định bao gồm 04 Chương, 97 Điều; từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định quy định xử phạt về phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về phòng chống tác hại của thuốc lá; cụ thể như sau:

Điều 23: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

b) Bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không treo biển có chữ hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá;

b) Không yêu cầu người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá trong cơ sở của mình;

c) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý điều hành.  

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

d) Không có thiết bị phòng cháy chữa cháy.

Điều 27: Vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khuyến khích, vận động người khác sử dụng thuốc lá.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em;

b) Ép buộc người khác sử dụng thuốc lá;

c) Không đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, không quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tên, nhãn hiệu và biểu tượng thuốc lá với sản phẩm, dịch vụ khác;

b) Tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;

c) Chậm nộp khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật;

d) Khai dẫn đến nộp thiếu khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện hoạt động tài trợ dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật;

b) Trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật.

5. Biệp pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hoàn trả số tiền lãi đối với khoản chênh lệch do kê khai sai hoặc khoản tiền nộp chậm đối với hành vi quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 3 Điều này;

c) Buộc hoàn trả số tiền do trốn, gian lận khoản đóng góp bắt buộc  đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này.
 
Từ Điều 89 đến Điều 93Nghị định quy định những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp; Thanh tra y tế; Quản lý thị trường, Công an Nhân dân. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan có khác gồm:  Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.
 
Điều 94 Nghị định quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm: Người có thẩm quyền xử phạt; Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Chi tiết mời xem thêm trong tệp đính kèm./.

Nguồn tin: Trường THPT Huyện Điện Biên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,107
  • Máy chủ tìm kiếm936
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay19,821
  • Tháng hiện tại629,226
  • Tổng lượt truy cập67,353,315
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi