cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Một số hoạt động trọng tâm tiêu biểu của giáo dục Tiểu học tỉnh Điện Biên năm 2019

Chủ nhật - 02/02/2020 22:55
byporno.net - Năm 2019 đi qua, nhìn lại một năm với nhiều nỗ lực cố gắng nâng cao chất lượng dạy học của các cấp quản lí, các nhà trường; giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên đã đạt được sự ổn định bền vững và từng bước chuyển biến theo hướng tích cực. Nhiều hoạt động tiêu biểu của cấp học đã được ghi nhận với kết quả nổi bật, đáng tự hào, góp phần làm nên những thay đổi tích cực trong các hoạt động dạy và học chung của toàn ngành.
1. Giữ vững Quy mô trường, lớp, học sinh tiểu học, tiếp tục đưa học sinh lớp 3,4,5 từ các điểm lẻ về trường trung tâm nhằm tăng tỷ lệ học sinh/lớp nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Năm học 2019-2020 mạng lưới trường, lớp tiểu học học tỉnh Điện Biên vẫn được duy trì ổn định, các xã, phường, thị trấn đều có trường tiểu học, các bản lẻ đều duy trì lớp tiểu học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh, quy mô học sinh phát triển ổn định. Toàn tỉnh có 173 trường tiểu học (06 trường THCS có học sinh tiểu học), 2.896 lớp với 70.959 học sinh, tăng 1.930 học sinh. Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 14.445/14.453, tỉ lệ 99,9%; trẻ 6-10 tuổi ra lớp đạt 99,7%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 11.845/12.076, tỉ lệ 98,09%.
Cơ sở vật chất trường lớp được các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng kiên cố đảm bảo đủ phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở cấp Tiểu học, học sinh bán trú được các cơ sở giáo dục tiếp tục quan tâm xây dựng phòng nghỉ, nhà ăn, bếp, công trình nước nhà vệ sinh đáp ứng chủ trương đưa học sinh lớp 3,4,5 từ các điểm trường lẻ về trung tâm xã học tập. Nhằm chuẩn bị cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngay từ đầu năm học các trường tiểu học đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh thông qua việc dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc, tổ chức chuyên đề "Mở rộng vốn từ"; "Ra đề phân môn Tập làm văn theo hướng mở"; giao lưu Tiếng Việt, xây dựng thư viện thân thiện, phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học các trường tiểu học có 2 buổi/tuần tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú và tổ chức các hoạt động truyền thông về giáo dục tiểu học.
2. Triển khai Kế hoạch tổng thể thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu ban hành Quyết định số 211/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của UBND tỉnh về thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên; Thông báo số 11/TB-BCĐ ngày 15/3/2019 của Ban Chỉ đạo tỉnh Điện Biên về phân công nhiệm vụ Ban Chỉ đạo đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên; Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 07/5/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tỉnh Điện Biên; Công văn số 1230/UBND-VX ngày 04/5/2019 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện văn bản số 1106/BGDĐT-GDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 1459/UBND-VX ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh về việc đề nghị Dự án Giáo dục THCSKKN2 hỗ trợ triển khai thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp THCS; Công văn số 1881/UBND-VX ngày 27/6/2019 của UBND tỉnh về việc phối hợp tổ chức xây dựng chương trình và biên soạn bộ tài liệu Giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; Quyết định số 1184/QĐ-UBND, ngày 13/11/2019 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt Kế hoạch biên soạn, thẩm định và tổ chức thực hiện nội dung GDĐP trong Chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Công văn số 3281/UBND-VX ngày 08/11/2019 của UBND tỉnh về việc tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp Tiểu học.
Sở GDĐT đã ban hành văn bản số 168/SGDĐT-GDTrH ngày 23/01/2019 về việc triển khai Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông để các đơn vị cơ sở chủ động triển khai theo kế hoạch, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT; Công văn số 1253/SGDĐT-GDTrH ngày 13/6/2019 triển khai Kế hoạch tổng thể (ban hành kèm theo Quyết định số 408/QĐ-UBND ngày 07/5/2019 của UBND tỉnh); Quyết định số 734/QĐ-SGDĐT ngày 13/02/2019 về việc thành lập Tổ triển khai thực hiện đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên; Quyết định số 2154/QĐ-SGDĐT ngày 10/5/2019 về việc thành lập Tổ cốt cán cấp tỉnh thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho 90 cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán cấp Tiểu học, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường Tiểu học tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cấp huyện, cấp trường; cử 35 cán bộ quản lý, 42 tổ trưởng chuyên môn, 164 giáo viên cốt cán cấp tỉnh tham gia tập huấn về Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
3. Tổ chức Hội nghị tổng kết Mô hình trường học mới (VNEN) giai đoạn 2012-2019, chỉ đạo 26 chưa thực hiện Mô hình VNEN áp dụng những thành tố tích cực của Mô hình này vào dạy học chương trình hiện hành nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 28/8/2019 của UBND tỉnh về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Văn bản số 1742/SGDĐT-GDTH ngày 22/8/2019 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm giáo dục tiểu học năm học 2019-2020 chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục duy trì hiệu quả Mô hình trường học mới tại 153 trường đã thực hiện từ năm học 2018-2019 theo hướng dẫn tại Công văn số 1296/BGDĐT-GDTH ngày 30/3/2016 và Công văn số 4068/BGDĐT-GDTrH ngày 18/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên các trường thực hiện hiệu quả Mô hình trường học mới hỗ trợ 26 trường tiểu học vùng khó khăn chưa đủ điều kiện áp dụng mô hình. Thực hiện đổi mới không gian lớp học, áp dụng linh hoạt phương pháp, kĩ thuật dạy học của Mô hình trường học mới, phương pháp "Bàn tay nặn bột", dạy Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch tạo tiền đề cho việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021.
3. Nâng cao số lượng, chất lượng dạy học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.
Thực hiện Đề án 2020 về dạy ngoại ngữ cho học sinh phổ thông, các huyện, thị xã, thành phố đã  tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học  phục vụ môn Tin học và Ngoại ngữ, tuyển dụng đủ đội ngũ giáo viên dạy chuyên để thực hiện Chương trình môn Tiếng Anh bắt buộc và tự chọn.
Các trường tiểu học chú trọng xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Anh cho học sinh: thành lập câu lạc bộ tiếng Anh trong nhà trường, bản tin tiếng Anh, góc tiếng Anh trong lớp, thực hiện song ngữ ở một số nội dung như biển tên trường, tên lớp, phòng học bộ môn, nội quy trường, khẩu ngữ trong phòng học. Thường xuyê n tổ chức hoạt động giao lưu tiếng Anh giữa các lớp; trò chơi mở rộng vốn từ tiếng Anh; ngoại khóa vui học tiếng Anh; xây dựng cây từ vựng song ngữ Việt-Anh theo chủ điểm, liên chủ điểm; giới thiệu các điểm di tích lịch sử, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của địa phương bằng tiếng Anh; tạo điều kiện cho học sinh cơ hội giao tiếp với người nước ngoài tại các trường tiểu học có điều kiện thuận lợi; phát huy những nhân tố tích cực hỗ trợ nhau trong quá trình học tập; kết hợp dạy học chính khóa với tổ chức các buổi hội thoại và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo điều kiện để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Anh. Năm học 2019-2020 toàn tỉnh có 171 trường với 1.096 lớp 26.311 học sinh học Tiếng Anh (đạt 87%) tăng 6,8% so với năm học 2018-2019.
4. Chỉ đạo thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm. Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở các huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh (Nậm Pồ, Mường Nhé, Tủa Chùa, Điện Biên Đông).
Với đội ngũ giáo viên tiểu học ổn định về số lượng, cơ cấu môn học cùng với sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, trình độ đào tạo của cán bộ quản lí và giáo viên của tỉnh tiếp tục được nâng cao (có 98,5% cán bộ quản lí và 90,2% giáo viên có trình độ đào tạo Cao đẳng và Đại học, 40 cán bộ quản lý đang tham gia đào tạo trình độ Thạc sỹ). Đội ngũ giáo viên Tiểu học của tỉnh thực sự đã thay đổi nhận thức về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, xác định nhiệm vụ đổi mới sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2010-2020. Các tổ chuyên môn tích cực xây dựng chuyên đề cấp tổ, trường, cụm trường về các nội dung " Mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 2-3", "Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1", "Thứ tự thực hiện các phép tính", "Dạy đơn vị đo khối lượng", "Dạy giải toán có lời văn" sát với đặc điểm học sinh dân tộc, cần thiết với cơ sở giáo dục. 
5. Chuẩn bị đội ngũ giáo viên phổ thông, chuẩn bị cơ sở vật chất đủ điều kiện để triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, ngũ giáo viên để phối hợp Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo viên (quan tâm đặc biệt đến giáo viên dạy Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mĩ Thuật) từng bước đảm bảo số lượng và chất lượng đáp ứng triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ; tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học để phục vụ tốt nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt các chủ đề, chuyên đề triển khai Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đến đầu năm học 2019-2020, đa số cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng bước đầu về Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Qua kết quả viết thu hoạch, 100% cán bộ quản lý, giáo viên nắm bắt khá tốt nội dung Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ, những nội dung điều chỉnh, nội dung mới so với chương trình hiện hành. Đến ngày 17/11/2019, Sở Giáo dục Đào tạo đã cử 12 cán bộ quản lý cấp Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo; 164 giáo viên cốt cán Tiểu học tham gia tập huấn triển khai bồi dưỡng CBQL, giáo viên phổ thông cốt cán năm 2019 tại Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ đạo rà soát, sắp xếp, sửa chữa để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; chủ động tham mưu với UBND các cấp xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất đủ theo quy định của từng cấp học, bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo việc thực hiện đổi mới của từng khối lớp, từng cấp học; Huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên và học sinh.
Đến cuối tháng 11/2019, 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, ban hành kế hoạch của địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của UBND tỉnh; đẩy mạnh truyền thông về về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu bảo đảm các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
6. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, phòng chống bạo lực học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh các trường PTDT bán trú.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là việc làm rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ cho tới tuổi trưởng thành. Giáo dục kĩ năng sống phải được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, đặc biệt ở lứa tuổi Tiểu học. Bởi vậy Sở Giáo dục và Đào tạo đã xác định và chỉ đạo các trường tiểu học tăng cường giáo dục kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc theo nhóm trong năm học 2019-2020 nhằm giúp các em tự tin, tự chủ,chủ động trong quá trình xử lý tình huống trong cuộc sống.
Được sự quan tâm của Dự án Phát triển trẻ thơ toàn diện (UNICEF) hợp phần giáo dục đã tiến hành tập huấn cho 430 cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học 9 xã thuộc 03 huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo và Điện Biên Đông về nhận biết bạo hành trẻ em, các dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành về thể chất, về tinh thần, são nhãng, bỏ mặc, đặc biệt là các dấu hiệu trẻ bị xâm hại. Từ các tình huống cụ thể cán bộ quản lý, tổng phụ trách đội, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường đề ra các giải pháp giải quyết và hỗ trợ khẩn cấp các trường hợp trẻ bị ngược đãi, bị xâm hại, bạo lực, bóc lột; đồng thời trợ giúp cho trẻ có hoàn cảnh phục hồi và tạo cơ hội cho các em hòa nhập cộng đồng.
7. Thực hiện tốt kế hoạch phổ cập  giáo dục tiểu học mức độ 3
Tính đến tháng 12 năm 2018, tỉnh Điện Biên 173 trường, 2.896 lớp, 70.959 học sinh. Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi học lớp 1 đạt 14.445/14.453, tỉ lệ 99,9%; trẻ 6-10 tuổi ra lớp đạt 99,7%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học: 11.845/12.076, tỉ lệ 98,09%;
- 130/130 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 1, tỉ lệ 100%
- 130/130 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2, tỉ lệ 100%;
Tổng số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 là 10/10 (100%). Tỉnh Điện Biên duy trì đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 năm 2019
- 114/130 xã đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, tỉ lệ 87,7%.
- Số huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3: 07/10 huyện, tỉ lệ 70% (thị xã Mường Lay, thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Mường Ảng, huyện Mường Chà, huyện Nậm Pồ, huyện Tuần Giáo).
8. Thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc góp phần nâng cao khả năng giao tiếp, đọc hiểu, trình bày đoạn văn, bài văn cho học sinh tiểu học.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; ban hành văn bản số: 394/SGDĐT-GDMN ngày 07/03/2019  hướng dẫn thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số năm 2019. Tiếp thu và chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo tập huấn nội dung “ Dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1" cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số.
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn nội dung "Mở rộng vốn từ" cho 100% đội ngũ giáo viên tiểu học trong hè 2018 và ban hành công văn số 1622/SGDĐT-GDTH ngày 21/8/2018 về hướng dẫn ra đề mở đối với phân môn Tập làm văn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở đội ngũ giáo viên tiểu học đã mạnh dạn từ bỏ phương pháp đọc chép và xay dựng bài văn mẫu cho học sinh học thuộc một cách thụ động chuyển sang việc hướng dẫn học sinh viết bài văn theo suy nghĩ của bản thân, sát với cuộc sống hàng ngày của các em.
9. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án dạy tiếng dân tộc Thái, dân tộc Mông cho học sinh tiểu học và THCS góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.
Thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 và văn số 544/KH-SGDĐT ngày 28/3/2018 về kế hoach thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh Tiểu học và THCS năm 2019. Năm học 2019-2020 các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo dạy tiếng Thái tại 29 trường tiểu học 148 lớp 3.402 học sinh, dạy tiếng Mông tại 27 trường  tiểu học 172 lớp 4.696 học sinh, vượt kế hoạch giao (đối với cấp tiểu học).
10. Tổ chức hiệu quả công tác truyền thông về chương trình giáo dục phổ thông mới.
Công tác truyền thông về giáo dục tiểu học và chương trình giáo dục phổ thông mới được đặc biệt chú trọng; Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 1828/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2019 về việc nâng cao hiệu quả truyền thông về giáo dục tiểu học năm học 2019-2020; các đơn vị đã phân công cán bộ, giáo viên nghiên cứu viết bài truyền thông về giáo dục và đào tạo, định kì mỗi tháng gửi ít nhất 01 bài để đăng trên Website của Sở. Ngoài các nội dung truyền thông theo định kì, các phòng Giáo dục và Đào tạo phân công cán bộ viết thêm các tin, bài có tính thời sự thuộc lĩnh vực phòng quản lý để đăng tải trên Website của phòng, trường. Một số phòng Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện tốt công tác truyền thông, thường xuyên có các chuyên đề định kỳ đăng trên Website của Phòng, Sở như thành phố Điện Biên Phủ, huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông.
Với những kết quả đã đạt được trong năm 2019, hi vọng giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên sẽ ngày càng phát triển vững bước trên con đường tiếp cận với chương trình giáo dục phổ thông mới trong những năm học tiếp theo.

Tác giả: Đào Thái Lai

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,652
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm1,490
  • Khách viếng thăm161
  • Hôm nay24,832
  • Tháng hiện tại316,630
  • Tổng lượt truy cập67,040,719
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi