cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ ba - 19/09/2017 05:22
byporno.net- Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi hoặc trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương… để lại những hậu quả không tốt thậm chí có thể nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.
Việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các cơ sở giáo dục mầm non.

Theo thống kê tại các bệnh viện, tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh tai nạn thương tích (TNTT) cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những nỗ lực trên đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Để trẻ em được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần ở gia đình cũng như ở trường mầm non thì cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.
anh 1 2
Tập huấn chuyên đề “Đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non” tại huyện Mường Chà
1. Xây dựng kế hoạch trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ

Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.

Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề TNTT xảy ra ở Việt Nam, chúng ta nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình do vậy ngay từ đầu năm học các trường mầm non cần xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những TNTT, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước giảm  tối đa tỉ lệ TNTT trong và ngoài trường.    
        
- Đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT.

- Trẻ đến trường mầm non được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng).

-  Xây dựng môi trường học tập an toàn, “xanh - sạch - đẹp”.

2. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng, chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra

Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.

Vì vậy nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học với mục tiêu:

 - Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

- Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.

- Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.

- Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.

 Nội dung bồi dưỡng: Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non; Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp; Phòng tránh các dị vật tai mũi họng; Phòng tránh tai nạn do ngộ độc; Phòng chống đuối nước cho trẻ; Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật; Phòng tránh tai nạn giao thông; Phòng tránh động vật cắn…
Anh 2 hoa ban muong ang
Tiết mục Aerobic của các bé Trường Mầm non Hoa Ban- huyện Mường Ảng
 
 3. Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, cha mẹ học sinh, cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.

Trên thực tế nhìn chung nhân dân còn hạn chế về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Thì trường mầm non phải “Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống TNTT cho trẻ cho năm học như sau:

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thôn, bản, xã và các khu dân cư với các nội dung: vai trò của việc phòng, chống, TNTT cho trẻ; tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non; các kiến thức phòng, chống, TNTT cho trẻ; ý nghĩa của các công tác phòng, chống, TNTT.

- Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền: Đánh giá kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước. Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.

- Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể xã, phường, thị trấn như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên... Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.

- Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung: Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm. Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:

Ví dụ : “Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
            “Nhà trường văn hoá - Nhà giáo mẫu mực - Bé chăm ngoan”
            “Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”
            “Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé”

Dán ảnh của các hoạt động, các hội thi của nhà trường, in các biểu bảng có nội dung về các kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo khoa học.

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung: Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi. Kết quả chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ qua từng giai đoạn trong năm. Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ.

- Tổ chức tốt các hội thi trong năm học mời phụ huynh đến dự.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.

- Tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo xã/phường/thị trấn, lãnh đạo khu dân cư và cha mẹ trẻ đến dự.

4. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu của Chương trình GDMN nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ Trường Mầm non, điều 40, 41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường cần chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các TNTT cho trẻ. Trước thời gian chuẩn bị nghỉ hè hằng năm, nhà trường chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của bộ phận mình phụ trách; lập danh mục số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.

5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích

Kiểm tra, đánh giá các việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động.

Nội dung kiểm tra: Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh. Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ. Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường. Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu vực trong trường. iểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải…

6. Phối hợp với trung tâm y tế và cha mẹ trẻ để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, Ban giám hiệu nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế tại địa phương và các bậc cha mẹ học sinh. Việc phối hợp với ngành y tế giúp trường mầm non theo dõi sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bệnh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn trường.

Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà  trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất./.
         

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,181
  • Máy chủ tìm kiếm2,130
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay27,052
  • Tháng hiện tại279,369
  • Tổng lượt truy cập67,003,458
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi