cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Cô giáo trẻ nơi bản làng vùng cao

Thứ bảy - 18/11/2017 04:38
byporno.net- Sinh ra ở xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non cô Đào Thị Lệ Hồi lên công tác tại Trường Mầm non Háng trợ, xã Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông. Đến năm 2008 Trường Mầm non Pu Nhi được chia tách thành lập từ trường Mầm Non Háng Trợ, cô được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng và đến năm 2009 cô được điều động luân chuyển công tác sang ngôi trường thuộc vùng khó khăn nhất của huyện đó là trường mầm non Tìa Dình xã Tìa Dình khi tuổi mới ngoài đôi mươi.
1

Cô giáo Đào Thị Lệ Hồi trong giờ lên lớp 

Đã tham gia giảng dạy ở nhiều ngôi trường, song ở đâu, cô Hồi cũng luôn là một tấm gương tiêu biểu tận tâm với nghề, được đồng nghiệp và học sinh yêu quý. Theo lời của già làng Sùng Dúa Dế: Cô Hồi là một giáo viên mẫu mực, luôn có trách nhiệm cao trong công việc. Cô không bao giờ phàn nàn về những khó khăn của bản thân mà luôn nỗ lực phấn đấu vươn lên, là tấm gương sáng cho các cán bộ khác noi theo. Nhiều giáo viên đã học theo cô mà đã tình nguyện đến những điểm trường khó khăn dạy chữ cho học sinh vùng cao.

Đáng nhớ nhất là thời gian khi cô chuyển vào trường Mầm non Tìa Dình nhận nhiệm vụ. Mùa mưa, những con đường đất đỏ lầy lội, cách duy nhất để đến các điểm trường là đi bộ. Khó khăn tưởng chừng phải chùn bước thế nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết cô đã gắn bó với trường Mầm non Tìa Dình từ năm 2009 đến nay.

Cô Hồi cho biết: Xã Tìa Dình có 100% dân số là đồng bào Mông, Thái, Lào cùng sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, với phong tục tập quán đốt nương làm rẫy, cuộc sống phụ thuộc thiên nhiên, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, có những bản hộ nghèo đến 95%. Nhiều gia đình nghèo đói quanh năm do vậy chăm lo cho các con đến lớp thật sơ sài, nhiều bé áo quần mong manh, rách, bẩn với những đôi chân trần nứt nẻ, mặt mũi nhem nhuốc... Khi tiết trời mát mẻ thi các con còn đến lớp đều; khi thời tiết giá rét, bắt đầu buổi chiều đã có sương mù bao phủ, đi lại khó khăn, thời tiết khắc nghiệt một manh áo mỏng do vậy các lớp học thưa dần vì lạnh quá các con ở nhà.  Mặc dù còn nhỏ, chỉ mới 3, 4 tuổi nhưng các anh chị phải đảm đương việc trông em, lớn hơn thì lấy củi, nấu cơm, được 10 tuổi đã là một lao động trong gia đình. Là ngôi trường vùng khó khăn, trước đây các lớp học đều là tranh tre nứa, lá do nhân dân dựng.

Giữa muôn vàn khó khăn như vậy với sức trẻ, lòng yêu nghề và tận tâm với công việc, mỗi khi có học sinh nghỉ đến 2, 3 buổi học là cô Hồi lại đến tận nhà tìm hiểu nguyên nhân, nhẹ nhàng khuyên bảo gia đình cho các em đến trường. Nhiều gia đình dẫn con đi làm nương mấy ngày mới về, cô tìm đến tận nơi vận động các em tiếp tục đến trường. Cô nói: “Chỉ có học hành đầy đủ thì các em mới thoát khỏi cuộc sống làm nương, làm rẫy vất vả mà không đủ ăn”. Hiểu thấu tình cảm và mong muốn của cô cho học sinh, các gia đình đã yên tâm cho con đi học. Và rồi với lòng trăn trở để làm sao ngôi trường có đủ phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập và vui chơi cho các em, cô Hồi đã động viên tập thể đoàn kết làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tích cực tham mưu với chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp, tranh thủ sự ủng hộ của các nhà hảo tâm cùng chung tay xây dựng ngôi trường ngày càng khang trang.

Đến nay quy mô trường lớp tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Ghi nhận sự đoàn kết của tập thế, sự cố gắng nỗ lực vì giáo dục vùng khó khăn trong năm học 2016-2017 nhà trường đã UBND tỉnh cộng nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Cá nhân cô giáo Đào Thị Lệ Hồi liên tục trong ba năm học 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 đều được LĐLĐ tỉnh và UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Biết gia đình các em thiếu thốn, khó khăn cô luôn tích cực kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức từ thiện giúp các em đã nhận sự hỗ trợ về quần áo, giầy dép, đồ dùng học tập… Cô tâm sự rằng: “Xa quê hương, gia đình tôi gắn bó với nơi đây như quê hương thứ hai, cảm mến những tình cảm của bà con dân tộc dành cho thầy cô, sự tin yêu của đồng nghiệp, tôi càng trăn trở hơn khi nghĩ đến tuổi thơ của học trò nhỏ còn nhiều thiếu thốn …”.  Khi được hỏi về những mong muốn của cô, cô cho biết: Điều cô mong muốn hơn cả là các em học sinh vùng cao này sẽ được quan tâm hơn nữa để tiếp sức các em đến trường. Càng trải qua khó khăn, lòng yêu nghề, mến trẻ lại càng cho cô động lực làm tốt nhiệm vụ của người mẹ hiền thứ hai của các con.

Hơn 10 năm nhiệt huyết với nghề, cô càng thấm thía hơn lời dạy của Bác Hồ: Nhà giáo là người kỹ sư tâm hồn, người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa, mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên”. Chính vì thế, cô Đào Thị Lệ Hồi đã hình thành cho mình đức tính tự học, tự sáng tạo, tận tụy với nghề, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu.

Cô chính là người truyền lửa nhiệt huyết, đam mê trong công việc cho các cô giáo trẻ vùng cao còn nhiều gian khó nơi xã vùng cao xa xôi của Điện Biên Đông./.

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,625
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2,545
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay27,662
  • Tháng hiện tại319,460
  • Tổng lượt truy cập67,043,549
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi