cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Con bạn thuộc loại trí thông minh nào?

Thứ ba - 27/07/2021 03:55
byporno.net - Theo Tiến sỹ Tâm lý Howard Gardner: Trẻ em có đến tám loại trí thông minh và tùy theo con mình có loại trí thông minh nào các bậc phụ huynh cần hiểu biết để có thể định hướng phát triển khả năng của trẻ, giúp trẻ có năng lực vượt trội ở lĩnh vực đó hoặc trường hợp bé không may bị khuyết tật vẫn có lĩnh vực nào đó bé nổi trội cần quan tâm phát huy.
Trí thông minh ngôn ngữ
Những bé sở hữu loại hình trí thông minh này thường có sự yêu thích đặc biệt với từ ngữ. Bé có khả năng ghi nhớ tốt sự kiện, đọc nhanh, viết nhanh hơn những trẻ khác. Trẻ có thể học tập thông qua ngôn ngữ, lời nói: Trẻ nhạy cảm với ngữ nghĩa, nhịp điệu, âm thanh của các từ. Bé thích thú với việc kể chuyện và viết lách. Thích đọc, thơ ca, truyện cười và thích thú khi chơi với các trò đố chữ, giải đáp cá câu đố.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm: Hãy cùng đọc với trẻ. Hãy lắng nghe trẻ một cách chăm chú về những câu hỏi, những trải nghiệm của chúng. Khuyến khích trẻ kể cho bạn nghe những câu chuyện mà chúng vừa đọc hoặc chia sẻ với bạn. Cho trẻ cơ hội đọc sách và thường đưa trẻ đến nhà sách. Cho trẻ tham gia viết báo tường của lớp.
Góc phân vai (Bé làm bác sỹ), Trường MN Sơn Ca , TP. Điện Biên Phủ
Trí thông minh âm nhạc, thính giác
Không cần thiết phải biểu hiện bằng khả năng ca hay hát giỏi,  có khả năng ghi nhớ và bắt chước giai điệu rất nhanh. Bé rất thích thú với âm thanh, và thường xuyên nhún nhảy theo nhạc.
Trẻ có thể học tập thông qua âm nhạc (musical): Thích chơi các nhạc cụ, thích hát hò, gõ trống. Thích các âm thanh như giọng nói, âm thanh tự nhiên, âm thanh từ nhạc cụ. Học dễ dàng hơn nếu có bật nhạc hoặc có các vật gì đó gõ nhịp, nhớ bài học tốt hơn nếu được nghe và được học bằng việc đọc thành lời.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm: Khuyến khích trẻ hát theo hoặc vỗ tay theo nhịp điệu một bản nhạc. Nếu có thể, cho trẻ tham gia vào các buổi học âm nhạc. Cho trẻ có cơ hội được đi tham dự các buổi trình diễn âm nhạc hay hòa nhạc. Cho trẻ cùng tham gia và hướng dẫn các bạn trong lớp hát một bài, hoặc tham gia đội văn nghệ.
Trí thông minh vận động (cơ thể)
Xuất hiện ở những bé hiếu động, thường xuyên chạy nhảy, leo trèo. Những bé có khả nặng vận động tốt thường biết đi sớm hơn, khả năng cầm nắm, điều khiển hoạt động cơ thể cũng tốt hơn.Trẻ có thể học tập thông qua vận động (physical): Bé năng động; thích đóng kịch, khiêu vũ, thể hiện bản thân với những hành động và chuyển động của cơ thể; học tập thông qua các chuyển động của cơ thể và thông qua việc chạm vào và cảm giác về sự vật; sử dụng các chuyển động, cử chỉ, điệu bộ và các biểu hiện cơ thể để học hỏi và giải quyết vấn đề. 
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm: Cho trẻ tham gia vào các hoạt động khiêu vũ, đóng kịch, thể thao; Cung cấp các hoạt động thực nghiệm lôi cuốn; Đi bộ, chạy bộ, chơi tennis, đạp xe,… cùng gia đình; Giáo viên thể dục có thể nhờ trẻ làm các động tác thể dục mẫu cho cả lớp.
Trí thông minh không gian, thị giác
Loại hình trí thông minh không gian thường biểu hiện ở những bé thích thú với việc tìm đường trong mê cung, các mô hình kiến trúc, đồ chơi lắp ghép, xếp hình. Bé có khả năng cảm nhận, nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau, và đặc biệt “nhạy cảm” với những chi tiết trực quan cụ thể. Trẻ có thể học tập thông qua thị giác, hình ảnh (visual); thích tạo ra các hoa văn, hình vẽ và cần có sự kích thích về thị giác; hay mơ mộng; có năng khiếu về nghệ thuật.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm:  Hướng dẫn trẻ tập quan sát các hiện tượng xung quanh từ những sự vật đơn giản như những bông hoa mọc sau vườn khi bạn đi dạo cùng chúng hay những đồ chơi khi thả trong bồn tắm sẽ nổi hay chìm. Hãy khuyến khích trẻ sử dụng hết các giác quan khi quan sát sự vật cũng như đứng từ nhiều góc độ khác nhau, khoảng cách để quan sát chúng. Sau đó, hãy đưa ra những câu hỏi như: Con thấy nó màu gì, nó có mùi gì, nó kêu như thế nào?
Trí thông minh nội tâm
Trẻ có trí thông minh nội tâm hay còn gọi là năng lực tự nhận biết bản thân thường hiểu rõ cảm xúc của bản thân và có thể biểu đạt mong muốn của mình thông qua nhiều cách diễn đạt cảm xúc khác nhau. Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng nội (introvert): Thích làm việc độc lập; biết tự động viên, khuyến khích bản thân và thích các hoạt động một mình; thường tách ra và không đi theo xu hướng của đám đông; có khả năng hiểu cảm xúc, động lực và tâm trạng của mình.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm:  Cho trẻ có thời gian làm việc và chơi một mình; yêu cầu trẻ hãy tạo ra vài thứ gì đó cho toàn gia đình để trẻ có cơ hội làm việc mình thích; khuyến khích trẻ lưu giữ nhật ký hoặc các ghi chép hàng ngày. 
Trí thông minh toán học (suy luận, tư duy)
Biểu hiện thường gặp ở những bé có khả năng về logic, toán học là khả năng tính toán và suy nghĩ logic. Những trò chơi yêu thích của bé thường thiên về những con số, đồ chơi xếp hình khối, lắp ghép…Trẻ có thể học tập thông qua phân tích logic, toán học (logical). Trẻ thích chơi các trò chơi liên quan đến các con số, trò chơi ghép hình, làm các thử nghiệm; có kỹ năng lập luận tốt và biết đặt các câu hỏi có tính logic; thích các trật tự và những chỉ dẫn tuần tự từng bước.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm:  Hãy để cho trẻ được làm các thí nghiệm/ thử nghiệm; chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính (calculator) máy tính bảng (với trẻ trên 5 tuổi); cho trẻ chơi các loại cờ như cờ vua, cờ tướng, carô, … Yêu cầu trẻ giải các bài toán mẫu cho lớp xem. Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng những sự vật mà chúng quan sát được có thể sắp xếp theo nhóm về màu sắc, hình dáng hay các đặc điểm khác. Hãy cùng bé chơi trò chơi xếp đồ vật thành các nhóm có đặc tính tương tự nhau và cụ thể hóa bằng cách giúp bé tạo ra những đồ thị, vẽ trên giấy hình ảnh các món vật dụng đó. Tiến xa hơn nữa, hãy cùng trẻ thảo luận về nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
Bé làm thí nghiệm – Trường Mầm non 7/5, TP. Điện Biên Phủ
Trí thông minh tự nhiên (con người)
Với loại hình trí thông minh này, bé sẽ thể hiện sự thích thú của mình với những loại động - thực vật tự nhiên, sự thay đổi thời tiết, khí hậu… Ngay từ nhỏ, bé cưng đã có thể ghi nhớ và nhận dạng rất nhiều loài cây cối, và động vật khác nhau. Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động thực tế (existential): Thích quan sát, tò mò về các hiện tượng xung quanh; thích thử nghiệm các hoạt động mới mẻ; có khả năng thích ứng tốt với những môi trường khác nhau.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm:  Mở rộng hiểu biết về các hiện tượng khoa học cho trẻ bằng cách quan sát những hiện tượng tương tự như thế trong cuộc sống và trong tự nhiên. Hãy giúp trẻ lặp lại những thí nghiệm nhưng thay đổi đi các yếu tố tác động, ví dụ như bạn hãy cho trẻ quan sát cây sẽ phát triển ra sao dưới ánh sáng của bóng đèn điện? Trước khi thay đổi các điều kiện tác động đó, hãy hướng dẫn trẻ tập phán đoán trước điều gì sẽ xảy ra trước khi thử nghiệm.
Trí thông minh tương tác
Trẻ sở hữu loại hình trí thông minh này thường có khả năng giao tiếp tốt, nhanh chóng nắm bắt được cốt lõi vấn đề. Mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng hòa nhập và tương tác khá tốt với mọi người, thậm chí với những người lần đầu gặp mặt. Trẻ có thể học tập thông qua hoạt động hướng ngoại (extrovert). Trẻ là người thích giao tiếp xã hội; có thể “đọc” được các cảm xúc và cách cư xử của người khác; là nhà lãnh đạo xuất sắc và thích tham gia đội nhóm; có thể giúp đỡ bạn cùng tuổi và làm việc hợp tác với những người khác.
Những việc cha mẹ, người thân, thầy cô nên làm: Chơi những trò chơi gia đình; khuyến khích con bạn tham gia vào các hoạt động nhóm; khuyến khích thảo luận và giải quyết vấn đề; giao cho trẻ vai trò quản lý nhóm khi chia nhóm học tập trong lớp.
Hy vọng rằng, bằng tình yêu, sự quan tâm sát sao của cha mẹ, bạn sẽ hiểu rõ con mình nổi trội ở loại trí thông minh nào, có những tác động phù hợp nhằm giúp trẻ phát huy hơn nữa điểm mạnh và thành công trong cuộc sống./.

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,205
  • Máy chủ tìm kiếm1,046
  • Khách viếng thăm159
  • Hôm nay43,441
  • Tháng hiện tại700,700
  • Tổng lượt truy cập67,424,789
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi