cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

Giáo dục tiểu học - Phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 là nền tảng vững chắc cho công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học tỉnh Điện Biên.

Thứ năm - 14/07/2016 05:50
Phổ cập giáo dục tiểu học giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên thường xuyên nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh thông qua việc ban hành các văn bản về chế độ chính sách cho học sinh và giáo viên, đặc biệt là học sinh bán trú, học sinh vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần tích cực cho việc tăng tỉ lệ huy động học sinh ra lớp, duy trì số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục.
Mặc dù điều kiện địa lý, khí hậu của Điện Biên rất phức tạp; giao thông đi lại khó khăn, nhất là đến các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; dân cư sống phân tán, xa trung tâm xã, xa trường học. Tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỉ lệ cao, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng miền; một số nơi còn tồn tại một số phong tục, tập quán lạc hậu như tảo hôn, mê tín dị đoan đã ảnh hưởng đến việc huy động học sinh ra lớp, đi học chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó ở các xã đặc biệt khó khăn cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy học, nhà công vụ cho giáo viên, nhà ở cho học sinh nội trú tuy đã được các cấp quản lý giáo dục quan tâm đầu tư xây dựng nhưng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu; hầu hết các trường học vùng đặc biệt khó khăn chưa có đủ phòng chức năng phục vụ công tác dạy và học.

Sau 5 năm triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 năm học 2015-2016 toàn tỉnh đã có 175 trường tiểu học/130 xã 3.151 lớp 64.342 học sinh, trong đó có 64 trường phổ thông dân tộc bán trú/101 xã đặc biệt khó khăn với 26.065 học sinh; So với năm học 2010-2011 về quy mô tăng 05 trường, 7.038 học sinh.

Số học sinh học 9 buổi/tuần đạt 62.386/64.342 (96,5%) tăng 63,6% so với năm 2010; tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,9%; tỉ lệ trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 96,2% tăng 7% so với năm 2010.

 Huy động trẻ khuyết tật trong độ tuổi 6-10 tuổi học hòa nhập ở cấp tiểu học đạt 771/1011 đạt tỷ lệ 76,3% tăng 20,5% so với năm 2010.

Tỉnh đến thời điểm 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên 100% số xã đều có trường tiểu học đủ điều kiện đảm bảo phụ vụ công tác dạy và học, phòng học kiên cố đạt 47,2%, phòng học bán kiên cố 32,6%, phòng học cấp 4 và phòng học tạm chiếm 20,2%. Trong tổng số 1.454 phòng học chức năng có 173 phòng thư viện, 156 phòng thiết bị dạy học, 144 phòng giáo dục nghệ thuật, 163 phòng y tế, 156 phòng hoạt động đội, 138 phòng tin học, 168 hội trường, 356 phòng làm việc của Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (năm 2010 cấp tiểu học có 42,4% phòng học kiên cố 26,8% phòng học bán kiên cố và 30,8% phòng học tạm).

Trong giai đoạn 2010-2015 mỗi năm ngành giáo dục đã quyết định tuyển dụng từ 250 đến 300 giáo viên tiểu học đảm bảo yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học, tỉ lệ giáo viên/ lớp tăng từ 1,2 giáo viên/lớp năm 2010 lên 1,48 giáo viên/lớp năm 2015.

Hầu hết giáo viên sau khi được tuyển dụng đều yên tâm gắn bó với sự nghiệp giáo dục miền núi. Công tác bồi dưỡng chuyên môn được ngành coi trọng, công tác đào tạo chuẩn hóa và nâng chuẩn được quan tâm thực hiện số lượng giáo viên tiểu học có trình độ đại học và cao đẳng tăng từ 66,1% năm 2010 lên 77,8 % năm 2015; số giáo viên có trình độ trung học sư phạm giảm từ 34,9 xuống còn 22,2%. Trong tổng số 4.655 giáo viên tiểu học có 3.946 giáo viên dạy văn hóa,154 giáo viên âm nhạc,144 giáo viên Mĩ thuật, 209 giáo viên Thể dục, 128 giáo viên Tiếng Anh, 74 giáo viên Tin học. Trong số 974 nhân viên có 227 nhân viên thư viện thiết bị, 134 nhân viên y tế, 218 bảo vệ, 256 nhân viên kế toán và văn thư.



Căn cứ kế hoạch và mục tiêu phấn đấu đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố ban hành các văn bản giao chỉ tiêu tuyển sinh; phối hợp các lực lượng tổ chức tuyên truyền, huy động tối đa số trẻ trong các độ tuổi ra lớp; trong đó tập trung rà soát số liệu và các tiêu chí phổ cập huy động học sinh bỏ học, học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án cấp tỉnh về Dạy học 2 buổi/ngày và bán trú cấp tiểu học giai đoạn 2010-2015, ưu tiên tập trung nâng cao chất lượng cho học sinh học yếu, học sinh lớp 1, học sinh lớp 5 chuẩn bị hoàn thành chương trình tiểu học. Tổ chức có hiệu quả Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), nhân rộng ra các trường ngoài khuôn khổ trường được triển khai theo Dự án làm bước đệm cho việc đổi mới giáo dục phổ thông một cách căn bản toàn diện.

Tích cực triển khai đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo Thông tư 30, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cách dạy, cách học góp phần giảm nhẹ áp lực học tập đối với học sinh.

Đầu tư xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh dân tộc.

Tăng cường các hoạt động chuyên môn, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, giáo dục pháp luật, văn hóa thể thao luôn được tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm tạo hứng thú và thu hút học sinh đến trường. Đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Đẩy mạnh hoạt động giao lưu tiếng Việt thông qua các hội thi, các diễn đàn, các phong trào thi đua nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích, tăng cường giáo dục tình đoàn kết, vốn tiếng Việt cho học sinh, nhất là học sinh các dân tộc thiểu số, kết hợp 5 giải pháp tăng cường Tiếng Việt cho học sinh theo định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức tốt việc huy động và dạy học sinh diện khuyết tật học hòa nhập tại các nhà trường.

Các phòng Giáo dục và Đào tạo đã chủ động tham mưu với UBND cấp huyện xây dựng Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đảm bảo duy trì và phát triển số lượng trường, lớp, học sinh trong độ tuổi ra lớp.

Các nhà trường tích cực, chủ động trong việc huy động tối đa đối tượng phổ cập ra lớp; duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, giảm tỉ lệ học sinh bỏ học. Tăng cường các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... nhằm thu hút học sinh đến trường.


Trường tiểu học số 1 xã Noong  Luống huyện Điện Biên

 
Tính đến thời điểm 31/12/2015 tỉnh Điện Biên đã có 124/130 xã (95,3%) và 10/10 huyện, thị xã thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 đạt tỷ lệ 100%.

Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về điều kiện đảm bảo và nội dung quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 1998/QĐ-BGDĐT, ngày 14/6/2016 về việc công nhận tỉnh Điện Biên đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 tại thời điểm tháng 12 năm 2015.

Với mục tiêu tiếp tục Phát triển hệ thống quy mô trường, lớp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia phù hợp với quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm  giai đoạn 2016-2020 và các mục tiêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII giai đoạn 2016-2020. Giáo dục tiểu học Điện Biên quyết tâm phấn đấu đến năm 2020:

Tiếp tục duy trì và nâng cao các chỉ số đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 2 ở các xã đã đạt được trong đó có trên 60% đơn vị hành chính cấp xã, 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3.

Huy động trẻ 6 tuổi ra lớp đạt trên 99,5%; trẻ 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,5%, Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt trên 99%.

Duy trì và nâng cao chất lượng của hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 60% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 20 % trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh, giảm dần khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các xã vùng thuận lợi với các vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo sự đồng đều giữa các vùng miền theo yêu cầu.

Nguồn tin: Trường THPT Thị xã Mường Lay

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập200
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay44,563
  • Tháng hiện tại97,472
  • Tổng lượt truy cập68,128,331
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi