cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDTH - Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu tác động đến trường học ở trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải, huyện Mường Nhé

Thứ năm - 16/03/2017 23:31
Trường PTDTBT Tiểu học số 1 Chung Chải là ngôi trường nằm ở cực Tây của Tổ quốc, thuộc vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Là ngôi trường nằm ở vùng có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, gây thiệt hại không nhỏ đến đời sống của người dân trong đó có việc đi lại, học tập của học sinh. Vì vậy việc phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu tác động đến trường học có ý nghĩa rất quan trọng.

Cán bộ, giáo viên trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 1 – huyện Mường Nhé

 
Sau khi chia tách vào năm 2016, hiện nhà trường còn 05 điểm trường với 393 học sinh, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn cùng với khí hậu khắc nghiệt, luôn thay đổi bất thường, thiên tai có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm. Bên cạnh đó tình trạng dân di dịch cư tự do đến địa bàn xã Chung Chải với số lượng đông dẫn tới hiện tượng chặt phá rừng để lấy đất làm nương càng làm cho thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9: nóng, ẩm, m­ưa nhiều; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh và khô hanh. Vào các tháng 01 và tháng 12 thường xuất hiện sương muối; các tháng 3, 4, 5 chịu ảnh hưởng của gió Lào, thời tiết hanh khô và nóng, cũng trong thời gian này thường có giông lốc và kèm theo mưa đá. Địa bàn xã cũng thường xuyên xảy các hiện tượng như: Lốc xoáy, sạt lở đất, động đất... Bởi vậy hàng năm việc ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu luôn được nhà trường chú trọng.


Thầy trò nhà trường đang khắc phục hậu quả do mưa to, sạt lở bùn đất trong ngày khai giảng năm học mói 2016-2017

 
Nắm được những diễn biến phức tạp của thời tiết và những hậu quả to lớn có thể xảy ra cho học sinh nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể trong việc phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu cho các em học sinh, nhà trường cũng đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó với thiên tai và các thay đổi của khí hậu cho các em. Để trang bị một số kĩ năng cho học sinh trong việc ứng phó với thiên tai, trong quá trình giảng dạy nhà trường đã lồng ghép kiến thức về phòng chống biến đổi khí hậu vào các tiết học ở các môn Địa lý, Khoa học, Tự nhiên và Xã hội kể cả các tiết dạy đạo đức, kỹ năng sống hoặc các tiết hoạt động tập thể. Chẳng hạn, dạy học sinh biết cách ứng phó khi có cháy rừng, lũ quét hoặc mưa bão, lũ lụt xảy ra đột xuất, giáo viên giáo dục học sinh tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện đã bị ngấm nước, giữ gìn phòng ở sạch sẽ, khô ráo, không đứng trú mưa dưới gốc cây to, cột điện.

Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt với các em học sinh ở vùng cao, sự chủ động và tính tự giác của các em chưa trở thành nề nếp thường xuyên bởi vậy thầy cô trong trường luôn phải thường xuyên giáo dục các em bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất như: Bỏ giấy rác đúng nơi quy định, trồng và chăm sóc cây xanh, bảo vệ sức khỏe khi đi dưới trời nắng gắt, mặc đủ ấm khi trời trở lạnh. Ngoài ra các thầy cô cũng tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc cây, hoa tại nhà trường.


Giáo viên và học sinh trong nhà trường tích cực trồng và chăm sóc cây, hoa tạo môi trường xanh, sạch, đẹp
 
Cùng với các hoạt động giáo dục, giáo viên đã từng bước cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về biến đổi khí hậu qua tranh ảnh, video về những hậu quả mà thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra trên địa bàn tỉnh. Nhà trường cũng đã có Tivi cho các em học sinh xem vào một số buổi tối hàng tuần, điều này giúp các em biết được các thông tin trong tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội và đặc biệt hơn là các em sẽ hiểu biết được hậu quả của thiên tai và biến đổi khí hậu.


Chiến dịch trồng rừng của huyện được giáo viên và học sinh hưởng ứng nhiệt tình

 
Nhận thức biến đổi khí hậu và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào đặc biệt là với vùng cao miền núi, mọi người đều có ý thức trong việc phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro xảy ra. Trước khi bước vào năm học mới, hàng năm nhà trường luôn chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai bằng những việc làm thiết thực: tu sữa trường lớp, trồng cây xanh, hướng dẫn học sinh học tập, ăn ở sạch sẽ gọn gàng, gom rác và bỏ rác đúng nơi quy định, quyên góp quần áo ấm cho các em học sinh. Từ đó phần nào giúp cho các em học sinh yên tâm đến trường.


Giáo viên nhà trường tu sửa trường lớp chống gió lốc

 
Để giúp các em học sinh khắc phục trước khí hậu giá lạnh vùng cao, nhà trường đã huy động mọi nguồn lực, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các nhà hảo tâm để thực hiện “Chương trình áo ấm cho em” đem lại niềm vui và sự ấm áp cho các em trong những tháng mùa đông thời tiết giá lạnh.


Chương trình “Áo ấm cho em” giúp học sinh khắc phục giá lạnh, yên tâm học tập

 
Không chỉ quan tâm, giáo dục học sinh có những kĩ năng cần thiết nhất trong việc ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu cho các em học sinh mà các em nhà trường còn thường xuyên tuyên truyền tới phụ huynh và cộng đồng phối hợp giáo dục chăm sóc xây dựng môi trường học đường an toàn thiên thiện cho các em, đồng thời phối với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, giờ trái đất, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,...

Tin rằng cùng với sự nỗ lực của nhà trường và cộng đồng trong năm học 2016-2017 và những năm học tiếp theo nhà trường sẽ thực hiện thật tốt công tác phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Đây cũng chính là mục tiêu mà đề ra phấn đấu xây dựng trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 1 là trường học thân thiện, an toàn.

Tác giả: Phạm Văn Khiêm – Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học Chung Chải số 1

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,048
  • Máy chủ tìm kiếm833
  • Khách viếng thăm215
  • Hôm nay29,736
  • Tháng hiện tại596,000
  • Tổng lượt truy cập67,320,089
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi