cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN - Giáo dục Mầm non Điện Biên với loại hình lớp mẫu giáo ghép

Chủ nhật - 19/05/2013 21:41
byporno.net - Với đặc thù là một tỉnh miền núi, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, dân cư phân bố không tập trung, đặc biệt là các xã thuộc khu vực vùng cao, vùng kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, có khi cả bản chỉ với trên dưới chục cháu học mẫu giáo thì loại hình lớp mẫu giáo ghép tại các điểm bản của cấp học mầm non tỉnh Điện Biên là khá phổ biến.
Năm học 2012 - 2013, toàn tỉnh có 1582 lớp mẫu giáo với 34.501 trẻ, trong đó có 811 lớp mẫu giáo ghép (chiếm 51,3%) với 15.980 trẻ (3 tuổi: 4683 trẻ;  4 tuổi: 6357 trẻ; 5 tuổi: 4940 trẻ).


Cô và trẻ lớp mẫu giáo ghép điểm bản Chua Ta B, xã Phì Nhừ
 huyện Điện Biên Đông

Chúng tôi đến thăm lớp mẫu giáo ghép tại điểm bản Chua Ta B xã Phì Nhừ huyện Điện Biên Đông vào một ngày đầu tháng 5, lớp học được xây dựng theo hướng “3 cứng” với cột gỗ, mái ngói pro và nền được láng xi măng (phụ huynh góp cột gỗ, ván ghép và ngày công còn mái ngói, xi măng do Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước). Tuy nhiên do vùng cao hay có gió lốc nên những lớp học này thường làm thấp, nhiều nếp nhà dân xung quanh cũng đã xiêu vẹo. Các cháu bé ở đây đều là người dân tộc H’mông, đường đến trường của nhiều cháu khá xa nhưng do buổi sáng cha mẹ thường đi nương sớm nên phần lớn các cháu đều tự đi đến trường ... Trong lớp có khoảng hai chục cháu từ 3 đến 5 tuổi. Tuy còn nhiều thiếu thốn song điều đáng ghi nhận là các cháu rất nhanh nhẹn, hoạt bát, khách đến chào hỏi râm ran, nhận biết chữ, số rồi đọc thơ, hát đều khá tốt. Cô giáo cho biết các cháu ở đây đi học rất chuyên cần, được ăn trưa tại trường điều độ nên cháu nào cũng lên cân,...

Các cô giáo dạy lớp ghép tâm sự: Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất như các lớp ghép thường nằm ở điểm bản, đi lại khó khăn, số trẻ chưa đảm bảo để đầu tư đầy đủ đồ dùng- thiết bị- đồ chơi theo Danh mục quy định, công tác tổ chức bán trú gặp nhiều khó khăn vì điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế của các bậc phụ huynh.... còn rất nhiều khó khăn trong chuyên môn như bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, trẻ trong lớp không cùng độ tuổi khó khăn cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục, sự quan tâm của cha mẹ trẻ chưa xuyên, chưa có tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình dục mầm non đối với lớp ghép nên giáo viên khi xây dựng kế hoạch hoạt động khó xác định mục tiêu, khó tìm bài phù hợp...

Với nhận thức: Lớp ghép đã, đang và sẽ còn tồn tại song hành với giáo dục mầm non của tỉnh, nâng cao chất lượng lớp ghép là một trong những quan tâm hàng đầu để phát triển giáo dục mầm non địa phương; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện tại các địa phương như rà soát thực trạng, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, nhà công vụ cho giáo viên tại các điểm bản còn nhiều khó khăn; phát huy nội lực của địa phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất phòng học; đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đặc biệt là đào tạo nguồn giáo viên người địa phương về giảng dạy tại địa phương (hiểu phong tục tập quán, ngôn ngữ của trẻ, yên tâm công tác lâu dài tại các khu vực còn nhiều khó khăn,...); tuyên truyền đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực xây dựng phòng học, nhà công vụ, cải thiện đời sống sinh hoạt và các điều kiện học tập cho trẻ. Sở Giáo dục và Đào tạo đã trực tiếp nhận giúp đỡ 4 xã vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; Dự án Phát triển vùng đầu tư xây dựng được một số phòng học, nhà công vụ, hỗ trợ trang thiết bị tổ chức nấu ăn cho trẻ tại một số huyện khó khăn; Chương trình “Cơm có thịt” trong 3 năm qua đã ủng hộ trên 6 tỉ đồng, chủ yếu hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ lớp ghép tại các xã vùng đặc biệt khó khăn; và còn rất nhiều rất nhiều tổ chức cá nhân đã ủng hộ chăn màn, quần áo, thực phẩm cải thiện bữa ăn cho trẻ... Nhờ vậy, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho lớp mẫu giáo ghép đã có những cải thiện đáng kể.

Về chuyên môn, nếu trước đây, nhiều nhà trường chỉ tập trung quan tâm đầu tư cho các lớp đơn thì nay, tìm tòi học hỏi các giải pháp nâng cao chất lượng lớp ghép luôn được các nhà trường chú trọng. Qua trao đổi, tìm hiểu chúng tôi được biết các nhà trường cũng đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp mẫu giáo ghép như: Phân công một giáo viên có năng lực và trình độ chuyên môn vững vàng dạy lớp mẫu giáo ghép kèm một giáo viên người dân tộc thiểu số để vừa kèm cặp giúp đỡ đồng nghiệp vừa thuận lợi hơn trong giao tiếp với trẻ (đặc thù lớp ghép chủ yếu là trẻ dân tộc thiểu số); khuyến khích giáo viên dạy lớp mẫu giáo ghép tham gia học tiếng dân tộc của trẻ; với lớp không có giáo viên người dân tộc, giáo viên sử dụng những trẻ mạnh dạn, có hiểu biết tiếng Việt tốt hơn nói chuyện với cô và các bạn để tạo nên sự mạnh dạn tự tin của các trẻ này trong giao tiếp và trò chuyện bằng tiếng Việt; tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về thực hiện chương trình lớp mẫu giáo ghép để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng mục tiêu của năm, kế hoạch thực hiện các chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, các hình thức tổ chức hoạt động học phù hợp với lớp ghép, cách tạo môi trường trong lớp ghép… Thường xuyên kiểm tra hồ sơ giáo án, dự giờ các hoạt động của giáo viên  từ đó rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.

Trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, có thể nói ngoài những khó khăn khách quan của mỗi địa phương thì khó khăn lớn nhất đối với các cô giáo đó chính là chưa có hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non ở các lớp mẫu giáo ghép, trong khi đây lại là loại hình khá phổ biến đối với các địa phương khu vực miền núi. Nắm bắt được khó khăn đó của cơ sở, Vụ Giáo dục Mầm non với sự hỗ trợ từ phía UNICEF đã tổ chức khảo sát thực tế tại huyện Mường Chà và huyện Điện Biên trong tháng 10 năm 2012 để viết tài liệu, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho tài liệu và triển khai thí điểm tài liệu vào tháng 3 năm 2013 tại Điện Biên. Nhiều cô giáo đã bày tỏ sự vui mừng khi được biết tài liệu sắp sửa hoàn thành. Những ngày thử nghiệm tài liệu tại Điện Biên, được tin nhiều cô giáo từ các xã vùng ngoài cũng đến xin dự giờ... Và từng ngày từng giờ, cùng với các đồng nghiệp, các cô giáo dạy lớp mẫu giáo ghép vẫn luôn khắc phục mọi khó khăn, tìm giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

Với sự nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ từ các cấp, các ngành đến các địa phương, những điều kiện đảm bảo và chất lượng thực hiện chương trình đối với các lớp mẫu giáo ghép tại Điện Biên không ngừng được nâng lên. Tính đến tháng 5 năm 2013 đã có 7/9 huyện thị xã thành phố của tỉnh Điện Biên hoàn thành công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của giáo dục tại các lớp ghép.
 

Cô và trẻ ở lớp mẫu giáo ghép điểm bản Nậm Ty- Thanh Nưa- huyện Điện Biên

Chiều về, ngắm phong cảnh núi rừng trên một điểm trường vùng cao thật yên bình. Xa xôi là thế mà ở đây phòng học cũng đã được xây dựng bán kiên cố, có điện bằng pin năng lượng mặt trời, tất cả các cháu đều được ăn trưa tại trường, cháu nào trông cũng khỏe mạnh đáng yêu... Ngắm các cháu lớp mẫu giáo ghép đang hồn nhiên vui đùa bên cô giáo, tin tưởng rằng với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cấp học Mầm non, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc của cộng đồng, chất lượng giáo dục lớp ghép của Điện Biên ngày một nâng lên./.

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,348
  • Máy chủ tìm kiếm2,176
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay30,250
  • Tháng hiện tại128,586
  • Tổng lượt truy cập66,852,675
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi