cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

GDMN- Cô hiệu trưởng trường mầm non trên đỉnh Tênh Phông

Thứ hai - 16/03/2015 04:17
byporno.net - Đoàn công tác của chúng tôi lên Tênh Phông, huyện Tuần Giáo vào một ngày đầu đông năm 2014. Thầy Đỗ Văn Sơn, Phó trưởng phòng GD&ĐT huyện Tuần Giáo vui vẻ nói: “Nếu các chị lên Tênh Phông vào mùa hè thì cực mát, cứ như du lịch Sa Pa ấy, còn mùa này thì thời tiết rất lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống tới 2-3 độ C, cả tuần không nhìn thấy mặt trời nhưng học sinh đi học lại rất đầy đủ”.
Đón chúng tôi ngay tại con dốc đầu bản dẫn vào trường là cô giáo Đỗ Thị Hương, Hiệu trưởng trường mầm non xã Tênh Phông. Cô Hương kể: “Con đường nhỏ mà chị em mình đang đi đây này, trước đây chẳng có đường, phải đi len lỏi qua nhà người dân. Khi san ủi, người dân còn vác dao đuổi, phải khó khăn lắm chúng em mới thuyết phục được người dân đồng ý cho làm đường đến trường mầm non đấy chị ạ”.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy hiện ra trước mắt một ngôi trường xinh xắn đúng là “nằm giữa rừng cây” nhưng cảnh quan trong trường lại “rất phố”: chậu hoa cây cảnh đủ màu sắc đua nở, nhiều giống hoa đang thịnh hành tại các trường bạn cũng như hội tụ về đây khoe sắc, đồ chơi ngoài trời của trẻ khá đầy đủ, trang trí trong và ngoài lớp bắt mắt chẳng kém gì một ngôi trường dưới thị trấn… Đất ở đây có vẻ cằn cỗi nhưng vườn rau của các cô giáo lại cực tốt, những cây bắp cải mập mạp cuộn chặt, rau diếp thơm xanh non mơn mởn, giống atisô từ Đà Lạt về đây lên cao như những bó rau cải lớn mà ta vẫn gặp giữa trạm nghỉ chân tại Mộc Châu của chuyến xe khách Điện Biên- Hà Nội.

Chúng tôi vào thăm khu lớp học đúng lúc các cô giáo đang chuẩn bị cho các cháu ăn trưa. Cô sắp xếp bàn ghế ra ngoài hiên, các cháu mẫu giáo cũng tấp nập giúp cô kê bàn, xếp ghế như một bầy kiến nhỏ chăm chỉ. Bữa trưa hôm nay của các cháu có thịt băm - đậu phụ sốt cà chua, canh rau diếp. Nhìn các cháu ăn thật ngon miệng, hết bát lại tự giác xếp hàng lên chỗ cô xin cơm, cháu nào cũng ăn tới vài ba lần xới, ăn xong lại biết thu xếp bát thìa, dọn dẹp bàn ghế cùng cô.


 
Cô Hương cho biết: Mặc dù là xã đặc biệt khó khăn song đến nay nhà trường đã tổ chức cho 100% số trẻ bán trú, ăn trưa tại trường, kể cả tại các điểm trường. Nhờ tổ chức tốt bán trú cho trẻ mà cháu nào trông cũng bụ bẫm, sạch sẽ, tỉ lệ suy dinh dưỡng hiện nay của toàn trường dưới 5%, ở mức thấp so với trung bình toàn tỉnh. Có được kết quả này là cả một quá trình đầy gian nan, vất vả. Cô Hương chia sẻ: Tênh Phông là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Tuần Giáo với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đầu năm học 2010- 2011, khi đó vẫn chưa có chế độ hỗ ăn trưa cho trẻ, nhận thấy trẻ về nhà ăn trưa, đến lớp không chuyên cần, buổi chiều vắng nhiều, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ không cao... Nhà trường đã vận động phụ huynh cho trẻ mang cơm tới lớp nhưng do phụ huynh thường mải đi làm nương từ sớm không chú ý chuẩn bị bữa ăn trưa cho trẻ, cháu mang cháu không, nhà trường đã tổ chức họp bàn về giải pháp nấu ăn cho trẻ tại trường. Khi cô Hương đưa ý kiến này ra, đa số phụ huynh không đồng ý, chỉ có 5 phụ huynh nhất trí, thống nhất thu mỗi cháu 3 nghìn đồng một ngày với hai bữa ăn. Nhưng có phụ huynh lại bảo: “Nếu người Kinh hay người Thái nấu, con chúng tao cũng không quen ăn đâu, cô giáo ạ”. Cô Hương nói: “Vậy nếu nhà trường sắp xếp để người của các bác nấu thì các bác có đồng ý không? ”. Thế là 5 phụ huynh đầu tiên nhất trí. Các cô vẫn quyết tâm tổ chức nấu ăn cho các cháu. Cô đã chủ động tham mưu với Phòng GD&ĐT cho hợp đồng ngắn hạn một nhân viên nấu ăn người địa phương. Những ngày sau đó, cô Hương lại cùng các cô giáo sau giờ lên lớp đến từng nhà phụ huynh để tuyên truyền, vận động về những lợi ích khi cho trẻ ăn trưa, bán trú tại trường. Những buổi đầu, phụ huynh gần trường thường đến xem bữa ăn của các cháu, thấy cháu nào cũng ăn ngon miệng, bữa ăn đảm bảo hơn cả ở nhà, cháu ăn và ngủ ở trường luôn, chiều học tiếp không phải lo đưa đón… Vài ngày sau, có thêm chục phụ huynh đăng ký, rồi cứ thế đông dần lên. Chưa đầy một tháng sau, gần như tất cả phụ huynh đã đăng ký cho trẻ ăn trưa tại trường. Song do điều kiện kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, kinh tế hàng hóa kém phát triển, thu nhập của người dân thấp, mức đóng góp ban đầu rất khiêm tốn, chỉ với 3 nghìn đồng một ngày ăn. Vào thời điểm đó, bác Bí thư huyện ủy Phạm Bá Lung bất ngờ đến thăm trường, chứng kiến các cháu ăn trưa rất ngon miệng (theo thực đơn hôm đó có thịt băm xào bí) đã vô cùng cảm phục các cô giáo với số tiền ít ỏi nhưng khéo sắp xếp nấu nướng để các cháu luôn có những bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Để làm được điều đó, cô Hương chủ động lên thực đơn, tiền đóng góp của các cháu ưu tiên mua thức ăn giàu chất đạm như thịt, đậu, trứng… Còn về rau, cô động viên các cô giáo và nhân viên nhà trường tích cực cải tạo đất, trồng thêm nhiều rau xanh, tự túc được toàn bộ nguồn rau sạch cho các cháu ăn hàng ngày. Ngoài ra, nhà trường còn chăn nuôi thêm lợn, gà để cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn.


 
Khi thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, các cháu mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa với mức 120 nghìn đồng một tháng. Nhà trường trả đầy đủ chế độ cho các cháu, đồng thời tuyên truyền phụ huynh sử dụng kinh phí đó cho trẻ ăn trưa tại trường. Từ đó đến nay mức đóng góp được nâng lên là 5 nghìn đồng một ngày ăn với 2 bữa. Cô cũng sắp xếp để ngoài bữa trưa là bữa chính thì bữa phụ chiều các cháu cũng được ăn no (ăn cháo, phở hay bún chứ không ăn bánh mua sẵn như một số trường khác) đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh vì vùng này phụ huynh thường đi làm về muộn, ăn tối cũng rất muộn. Vất vả một chút, nhưng các cô ai cũng vui vì thấy các cháu bụ bẫm khỏe mạnh, đi học chuyên cần.

Tại các điểm trường không có nhân viên phục vụ, nhà trường đã làm tốt công tác động viên phụ huynh đến trường nấu ăn cho các cháu. Chúng tôi đến điểm trường Há Dùa, gặp bác phụ huynh Vàng Chống Thào đang nấu ăn với trang phục gọn gàng, đeo tạp dề, đầu đội mũ trắng chẳng khác gì một đầu bếp chuyên nghiệp. Cô giáo Lò Thị Mắn chia sẻ: Nhờ các bác phụ huynh đến nấu ăn giúp nên chúng em có nhiều thời gian để chăm lo dạy dỗ các cháu hơn, cô Hiệu trưởng lại quan tâm đầu tư đầy đủ dụng cụ nấu ăn, cấp mũ áo, tạp dề nên các bác ấy càng thêm trách nhiệm với công việc, dù trời nắng hay mưa vẫn đến trường nấu ăn đầy đủ cho các cháu.

Với vai trò là hiệu trưởng đồng thời là bí thư cho bộ nhà trường, cô Hương luôn làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm đến công tác xây dựng trường Chuẩn quốc gia, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức cá nhân ủng hộ ngày công, kinh phí xây dựng trường, ủng hộ quần áo ấm cho trẻ trong mùa đông, hỗ trợ thêm thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn cho các cháu… Nhờ sự quan tâm của các cấp, đặc biệt là sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên nhà trường, trong đó có một phần công sức không nhỏ của cô Hiệu trưởng mà vừa qua trường mầm non Tênh Phông, huyện Tuần Giáo được tỉnh  công nhận là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Được biết, đầu năm học 2014-2015, cô Hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT sắp xếp chuyển về trường vùng thấp, gần thị trấn song cô đã tình nguyện ở lại với Tênh Phông. Cô Hương tâm sự: “Mình em cũng chẳng làm được gì nhiều đâu nếu không có các cô giáo, các nhân viên tận tụy như em Của (nhân viên nấu ăn), em Lỳ (nhân viên bảo vệ) và đặc biệt sự quan tâm chân thành của bác bí thư xã Giàng A Mua, bác chủ tịch xã Giàng A Páo. Em ở lại vì các cháu, vì bà con nơi đây, vì lời hứa với bác bí thư nữa...”.

Những lời tâm sự của cô thật khiêm tốn, giản dị mà chứa đựng trong đó một tấm lòng cao cả, tấm lòng của một nhà giáo, một người mẹ hết lòng vì học sinh thân yêu./.

(Tác giả: Trần Thị Tố Uyên, Phòng GDMN, Sở Giáo dục và Đào tạo)

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,247
  • Máy chủ tìm kiếm2,212
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay14,415
  • Tháng hiện tại256,729
  • Tổng lượt truy cập66,980,818
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi