byporno.net - Một buổi chiều đầu đông tại trường Mầm non số II Na Sang huyện Mường Chà, dù trời đã hửng nắng nhưng những cơn gió vẫn mang tới chút se lạnh nơi vùng biên này, chúng tôi ghé thăm trường gặp cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng nhà trường. Được biết, năm học 2016-2017 nhà trường có 14 lớp, với 232 trẻ, với 26 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Ghé thăm các lớp học khang trang, cảnh quan trường lớp xanh- sạch- đẹp, các bé thơ đang ríu rít chào các cô như bầy chim non mà cứ ngỡ mình đang đến thăm một trường nơi thị trấn. Được biết trường mầm non số II Na Sang vừa được chia tách, thành lập nơi một xã biên giới vùng cao, cuộc sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, xã có tới 5 dân tộc anh em chung sống. Vậy nhà trường đã làm thế nào để tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh, huy động được cộng đồng và các tổ chức cá nhân đóng góp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước để có được ngôi trường khang trang như ngày hôm nay?
Cô Nga chia sẻ: Tháng 3 năm 2015 tôi được tổ chức luân chuyển công tác về trường Mầm non số 2 Na Sang. Khi đó trường chỉ có 2 lớp học kiên cố, còn 6 lớp là nhà tạm. Những ngày đầu tiên cô đến nhận công tác cô luôn suy nghĩ và trăn trở tìm biện pháp tốt nhất để huy động sự đóng góp của các đoàn thể, của cộng đồng để làm sao có lớp học nhanh nhất cho các con được đến trường.
Trên cương vị Hiệu trưởng, cô giáo Nguyễn Thị Nga đã chủ động, tích cực tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã Na Sang, cùng các tổ chức đoàn thể, huy động mọi nguồn lực để xã hội hóa công tác giáo dục. Cô tìm hiểu nắm rõ những khó khăn của nhà trường, xây dựng các phương án để tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, với chính quyền địa phương để tìm cách tháo gỡ; chủ động tuyên truyền với cộng đồng, với cha mẹ trẻ, tranh thủ sự giúp đỡ của các đơn vị bạn… Đặc biệt luôn rõ ràng, công khai trong tài chính, tạo được sự tin tưởng của các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh trong việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cũng như công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ đó mà cô đã huy động được nhân dân và các đơn vị đóng quân trên địa bàn xã đóng góp kinh phí và hàng ngàn ngày công san đất làm nhà.
Đến nay, nhà trường đã có cơ ngơi khang trang, đủ các điều kiện vật chất, đáp ứng cho trẻ học tập, ăn nghỉ, bán trú tại trường.
Cô Nga (áo tím) tham gia lao động trát tường ở lớp trung tâm
Nhân dân tham gia lao động làm sân trường
Đơn vị kết nghĩa lao động giúp nhà trường san sân Qua câu chuyện được biết cô Nga sinh ra và lớn lên tại Thái Bình. Sau khi tốt nghiệp sư phạm mầm non ra trường, cô lên nhận công tác tại trường Mầm non xã Mường Tùng, khi ấy còn đang thiếu giáo viên, đường xá đi lại khó khăn, trường thì hoang sơ chứ không được như bây giờ, chỉ có một căn nhà, nhà ở tập thể cũng không có, rồi thiếu cả điện và nước. Năm 2004 cô giáo Nguyễn Thị Nga được luân chuyển về trường MN Thị trấn và được bổ nhiệm Hiệu trưởng. Cô đã giành rất nhiều tâm huyết, công sức vào quá trình phấn đấu xây dựng đưa trường mầm non Thị trấn Mường Chà đạt danh hiệu trường mầm non đạt chuẩn quốc gia năm 2005, công nhận lại năm 2011, và đến nay cô lại đóng góp công sức xây dựng trường Mầm non Na Sang II phấn đấu đạt chuẩn quốc gia năm 2017.
Cô tâm sự: Từ thực tiễn công tác, xác định yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà trường chính là đội ngũ giáo viên; vì vậy, trên cương vị quản lý, tôi luôn phát huy sức mạnh tập thể, xây dựng nhà trường thành tập thể sư phạm mẫu mực; tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu theo các tiêu chuẩn của trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia.
Với suy nghĩ “cô giáo mầm non phải là người mẹ thứ hai của học sinh”, cô Nga cùng tập thể hết lòng ân cần, chăm sóc, nuôi dạy các cháu. Đồng thời, nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng bé để có phương pháp giáo dục cho phù hợp. Nhà trường thực hiện nghiêm quy định soạn giảng, chú trọng sinh hoạt chuyên môn - chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ; đẩy mạnh phong trào tự làm đồ chơi cho trẻ… Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy - học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy, cô cũng là người tiên phong cùng đồng nghiệp giảng dạy bằng máy chiếu. Cùng với tập thể hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua và cuộc vận động lớn như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thi đua "dạy tốt, học tốt"; “Mỗi cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...
Xác định học sinh của mình không có được điều kiện thuận lợi như các em học sinh ở vùng xuôi hoặc vùng có điều kiện kinh tế, dân trí cao nên cô luôn dành nhiều hơn sự quan tâm đến các bé, từ điều kiện học tập, vui chơi, đến bữa ăn giấc ngủ, ... Nhiều đêm cô ngủ không ngon giấc khi nghĩ đến các cháu tại các điểm bản Huổi Xuân, Huổi Xưa với lớp học nhà tạm, khi trời lạnh giá trẻ ngồi co ro, một phần vì lạnh do thiếu quần áo, một phần vì lớp học không đảm bảo. Cô đã mạnh dạn vận động được 2 nhà từ thiện đó là nhóm tình nguyện NO5 và nhà từ thiện Linh Quang giúp đỡ làm được 2 phòng học khang trang sạch đẹp và tặng cho các cháu quần áo, chăn đắp...
Cô luôn cùng tập thể nhà trường phấn đấu nỗ lực hết mình, nhờ đó nhiều năm liền trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh Điện Biên và UBND huyện Mường Chà khen thưởng.
Gần 30 năm công tác, với lòng yêu nghề, mến trẻ, cô giáo Nguyễn Thị Nga như cánh chim đầu đàn cùng tập thể cán bộ, giáo viên luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bản thân cô liên tục đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và huyện trong nhiều năm, là cán bộ chuyên môn cốt cán của ngành. Nhưng với cô giáo Nguyễn Thị Nga phần thưởng lớn nhất là được các bé hằng ngày gọi cô bằng tiếng gọi thân thương, trìu mến: “Mẹ Nga”.