cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP- VƯƠN LÊN TỪ TÌNH YÊU NGHỀ

Thứ ba - 27/02/2018 03:47
byporno.net- Với hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; góp phần không nhỏ vào sự phát triển của sự nghiệp giáo dục huyện Tủa Chùa nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung. Những thành tựu mà nhà trường đạt được trong suốt những năm qua là nhờ sự phấn đấu không mệt mỏi của Hội đồng sư phạm nhà trường, trong đó có cô giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết với nghề: Cô Nguyễn Thu Hằng.
Là người con của mảnh đất vùng caoTủa Chùa, cô thấu hiểu hơn ai hết sự khó khăn và thiếu thốn nơi đây. Những ngày còn là học sinh dưới mái trường THCS – THPT Tủa Chùa cô cảm nhận được hết những khó khăn của trường : Cơ sở vật chất nghèo nàn, học trò nghèo, cơm không no, áo quần chưa đủ…   Nhưng vượt qua tất cả những khó khăn đó là ngọn lửa nhiệt huyết, ấm áp yêu thương với học sinh của các thế hệ thầy cô như thầy Phạm Công Trường, thầy Hoàng Xuân Bình , cô Hoàng Tuyết Ban, thầy Nguyễn Văn Huynh….Chính  lòng yêu nghề của các thế hệ nhà giáo đi trước cùng với mong muốn đem tri thức thắp sáng vùng quê nghèo đã khơi dậy niềm ước mơ được đứng trên bục giảng của cô Nguyễn Thu Hằng . Bảy năm liên tiếp là học sinh giỏi của trường , đặc biệt với niềm yêu say bộ môn sinh học, sau khi tốt nghiệp THPT cô thi đỗ vào trường Đại học Tây Bắc với chuyên ngành sư phạm Sinh học.

  Năm 2010, cô quay lại trường với tất cả niềm nhiệt huyết muốn cống hiến cho mái trường mà mình từng gắn bó, cho quê hương Tủa Chùa ngày một giàu đẹp. Công tác ở một trường thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, không chỉ cô giáo Hằng mà các thầy cô giáo khác cũng gặp không ít khó khăn, vất vả bởi trên 90% học sinh của trường là dân tộc thiểu số, do ngôn ngữ phổ thông hạn chế nên khả năng tiếp nhận kiến thức chậm, thêm vào đó còn nhiều phụ huynh không mặn mà với những con chữ để cho con theo học. Thấu hiểu được những vất vả, khó khăn và ươc mơ được đến trường, chiếm lĩnh tri thức của học sinh dân tộc vùng cao, để ý nghĩa của việc học con chữ đi sâu vào nhận thức của người dân, cô đã không quản nhọc nhằn, bất kể ngày mưa, ngày nắng hay đường xá đi lại xa xôi, vất vả, cô Hằng luôn tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần để tới tận nhà thuyết phục phụ huynh học sinh tiếp tục cho các em đi học, buổi tối cô dành thời gian phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Cô tâm sự: “Là một giáo viên thì trước hết cần phải có sự yêu nghề, đam mê với nghề. Được làm cái nghề mà cả xã hội tôn vinh với cô đó là niềm vinh dự lớn, nhưng cũng gắn một trách nhiệm nặng nề đối với một giáo viên trẻ mới ra trường, khi mà đồng nghiệp cũng chính là các thầy cô đã từng dạy dỗ và vẫn không ngừng kỳ vọng vào mình”. Vì thế cô luôn tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, tự học hỏi để nâng cao trình độ của mình. Tối về, dưới ánh điện tờ mờ, cô giáo Hằng vẫn miệt mài với những trang giáo án và tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy mới phù hợp, tạo sự hứng thú học tập ở các em học sinh. 

Ngày đầu trong nghề không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhưng bằng nghị lực bản thân và nhất là niềm tin yêu với nghề, sự đồng cảm , thấu hiểu khó khăn của học sinh vùng miền khi học tập các bộ môn KHTN, cô Hằng luôn phấn đấu, nỗ lực rèn luyện, tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức và tích luỹ kinh nghiệm, để mỗi khi đứng trên bục giảng có thể đem hết kiến thức truyền đạt cho các em học sinh.Trước yêu cầu đổi mới dạy và học nhằm phát triển năng lực học sinh  với vai trò nhóm trưởng nhóm sinh cô luôn đi đầu trong việc sử dụng phương pháp , kĩ thuật dạy học mới trong giảng dạy như  phương pháp dạy học trực, sử dụng sơ đồ tư duy , dạy học tích hợp , dạy học dự án…   Những kĩ thuật dạy học như kĩ thuật mảnh ghép , kĩ thuật khăn trải bàn , kĩ thuật phòng tranh …đã lôi cuốn được học sinh tham gia. Trong các tiết dạy của cô không có khoảng cách giữa giáo viên với học sinh ; các em được trình bày ý tưởng của mình , được nói lên suy nghĩ của bản thân . Những khó khăn của học sinh vùng miền gặp phải luôn được cô chỉ bảo tận tình.
1
2
Một giờ học Sinh học theo phương pháp mới
 
Thầy Nguyễn Văn Huynh - Hiệu trưởng Trường THPT Tủa Chùa cho biếtĐồng chí Nguyễn Thu Hằng là một đồng chí có tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt mọi chủ trương đường đối lối chính sách của Đảng. Đồng chí luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức lỗi sống tốt được đồng nghiệp mến phục và học sinh tin yêu. Về công tác chuyên môn, đồng chí luôn phát huy tinh thần học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Đặc biệt, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đồng chí đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và là một trong số những giáo viên trẻ của trường luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học, có những giờ dạy học chuyên đề môn sinh học hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh.

Với sự nỗ lực hết mình, trong 7 năm qua cô Hằng đã đạt được nhiều thành tích : 7 năm là giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ; đạt giải nhì , giải khuyến khích cấp tỉnh trong cuộc thi thiết kế đồ dùng, thiết bị dạy học năm 2010, 2013. Trong cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử Elearning  năm 2013, với bài giảng “Hướng động” - Sinh học lớp 11cô đã đạt giải khuyến khích cấp tỉnh. Là một giáo viên trẻ nhưng cô Hằng sớm khẳng định được năng lực của bản thân khi đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2015 -2016.
  
3

Tin rằng, trong thời gian tới, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, bằng tình yêu nghề và sự gắn bó, yêu thương học sinh dân tộc thiểu số, bằng khát khao đóng góp công sức, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục vùng cao Tủa Chùa, cô Nguyễn Thu Hằng sẽ thành công hơn nữa với công việc đầy vất vả, khó khăn những cũng đầy vinh quang khi “ươm mầm xanh trên đá núi”.
 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập935
  • Máy chủ tìm kiếm512
  • Khách viếng thăm423
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại907,112
  • Tổng lượt truy cập67,631,201
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi