cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP - Những kết quả nổi bật của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên năm học 2016 - 2017

Thứ tư - 16/08/2017 03:11
byporno.net - Năm học 2016 - 2017, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành động của toàn ngành, tạo nên những bước chuyển biến tích cực. Ban biên tập tổng hợp và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số kết quả nổi bật của ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2016-2017.
1. Tích cực tham mưu HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh phê duyệt quy  hoạch, đề án, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Cụ thể: Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030; Đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên tại các tỉnh Bắc Thái Lan, giai đoạn 2016-2025; Quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày, tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu xây dựng một số đề án, chính sách: Đề án thành lập mới và mở rộng quy mô các trường phổ thông dân tộc nội trú; Đề án thành lập trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể thao tỉnh Điện Biên; Đề án thành lập trường Thực hành sư phạm tỉnh Điện Biên; Đề án thành lập Trường Đại học Điện Biên trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ nhà trẻ, chính sách hỗ trợ học sinh học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT tại các trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2. Mạng lưới trường, lớp học phát triển khá đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. 100% xã có trường mầm non và Trung tâm Học tập cộng đồng, 127/130 xã có trường tiểu học và trường THCS; trung tâm cụm xã và thị trấn có trường THPT; trung tâm huyện có trường THPT, trường Phổ thông DTNT THPT và trung tâm GDTX huyện. Toàn ngành có 518 trường, trung tâm (05 trường và 04 nhóm trẻ ngoài công lập), tăng 14 trường so với năm học trước, trong đó có: 172 trường mầm non, 176 trường tiểu học, 125 trường THCS, 32 trường THPT, 08 trung tâm GDTX, 01 trung tâm KTTH-HN, 02 trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, 01 trung tâm Ngoại ngữ, 01 trường Cao đẳng Sư phạm.
1
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
 
Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú tiếp tục được củng cố, phát triển. Toàn ngành hiện có 09 trường PTDTNT và 126 trường PT DTBT (cấp Tiểu học 70 trường, THCS 56 trường), tăng 08 trường PT DTBT so với năm học trước. Số lượng trường PT DTBT của tỉnh cao thứ 2/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1.

Ngành đã xây dựng được 284/498 trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 57%, tăng 20 trường so với năm học trước. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của tỉnh đứng thứ 1/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1.

3. Quy mô học sinh duy trì tương đối ổn định ở cấp tiểu học, THCS, THPT và phát triển nhanh ở cấp mầm non. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao, đặc biệt là trẻ nhà trẻ đạt 24% (vượt 5,7% so với kế hoạch), đứng thứ 3/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1; trẻ 3-5 tuổi đạt 97,7% (vượt 1,4% so với kế hoạch), cao hơn 6,8% so với tỷ lệ chung của toàn quốc; trẻ 11-14 tuổi học THCS đạt 94% (vượt 3,2% so với kế hoạch), đứng thứ 3/7 tỉnh biên giới phía Bắc thuộc Cụm thi đua số 1; trẻ 15 tuổi vào lớp 10 đạt 57,4% (vượt 2,2% kế hoạch).

4. Ngành đã tổ chức rà soát, điều chỉnh và thực hiện tốt quy hoạch phát triển nhân lực đội ngũ ngành giáo dục và đào tạo; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu theo chuẩn/tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Toàn ngành hiện có 16.517 biên chế cán bộ công chức, viên chức, trong đó: 100% cán bộ quản lý, giáo viên cấp mầm non có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; 99,8% cán bộ quản lý, giáo viên cấp tiểu học có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; 97,2% cán bộ quản lý, giáo viên cấp THCS có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn; 99,7% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn.

Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ năm 2016, toàn ngành đã thực hiện tinh giản được 391 biên chế (vượt 46,5% chỉ tiêu năm 2016), trong đó Sở Giáo dục và Đào tạo giải quyết tinh giản 34 biên chế, vượt 3% chỉ tiêu.

5. Cơ sở vật chất, trường lớp học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng ở mức tối thiểu cho yêu cầu dạy và học. Hiện nay, toàn ngành có 7.496 phòng học (phòng học kiên cố chiếm 57,4%, bán kiên cố chiếm 21,9%, phòng tạm chiếm 20,8%); 1.041 phòng học chức năng; 2.572 phòng công vụ; 3.110 phòng nội trú; 473 trường có công trình vệ sinh hợp vệ sinh chiếm 93,7%; 466 trường có công trình nước hợp vệ sinh chiếm 92,3%.
2
Khu vực sân chơi và nhà nội trú trường phổ thông DTBTTHCS Chiềng Sơ,
huyện Điện Biên Đông  
 
Năm học 2016 -2017, huy động nhân dân làm nhà lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà nội trú học sinh theo tiêu chí "Ba cứng" với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" được 133 phòng học, 77 phòng nội trú, 60 phòng công vụ, 80 phòng vệ sinh, 676m2 sân bê tông với tổng giá trị ước tính 22.215 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước và hỗ trợ bằng hiện vật ước tính 17.372 triệu đồng, huy động đóng góp từ nhân dân ước tính 4.843 triệu đồng.

6. Thực hiện các chỉ tiêu phổ cập giáo dục - xóa mù chữ đảm bảo kế hoạch giao. Tính đến 31/12/2016, toàn tỉnh có 86/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, tỷ lệ 66,15%; có 44/130 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt 33,85% (tăng 14 đơn vị cấp xã so với năm học trước); 8/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, đạt 80%; 2/10 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt 20%. Có 100% đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện duy trì chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục THCS mức độ 1; 01 đơn vị hành chính cấp huyện và 56 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; 92/130 đơn vị hành chính cấp xã và 03/10 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn PCGDTHCS mức độ 2; 14/130 đơn vị hành chính cấp xã và 01/10 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3. Tỉnh có 24/116 xã đạt chuẩn tiêu chí số 14, có 19/116 xã đạt chuẩn cả hai tiêu chí số 5 và tiêu chí số 14 theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
3
Cô giáo mầm non vận động trẻ ra lớp tại bản Hô Tâu, xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ
 
7. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tại 176 trường tiểu học với 2.996 lớp, 63.213 học sinh. Tỷ lệ học sinh tiểu học của tỉnh được học 2 buổi/ngày đạt 96,52%; so với tỷ lệ chung của toàn quốc cao hơn 34,07%. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 98,8%; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%. Tỷ lệ học sinh lên lớp cấp THCS đạt 99,5%, cấp THPT đạt 99,5%.

8. Tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, tổ chức an toàn, nghiêm túc, đảm bảo khách quan nhưng nhẹ nhàng, giảm áp lực, giảm tốn kém đối với người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho học sinh, được dư luận đánh giá cao. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2017 đạt 97,22%; tăng 4,65% so với năm 2016, vượt 7,42% so với kế hoạch giao. Đa số các môn thi có kết quả điểm trung bình cao hơn mặt bằng chung của các tỉnh cùng khu vực, trong đó môn Ngữ văn, Hóa học, Sinh học, Lịch sử có điểm trung bình cao hơn điểm trung bình trong toàn quốc.
9. Tổ chức và tích cực tham gia các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao, các hội thi năng khiếu, các hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo sân chơi trí tuệ, thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống của học sinh, tạo động lực tốt trong hoạt động dạy và học trong các nhà trường. Tiêu biểu như:

Kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa 12 cấp tỉnh có 461/1034 học sinh tham gia đạt giải, chiếm 44,5% học sinh dự thi đoạt giải. Thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh lớp 11 có 88/292 học sinh đạt giải, chiếm tỷ lệ 30,4%. Thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 10 và 11 toàn tỉnh có 646/2094 học sinh đạt giải, chiếm 30,8%. Tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2017, tỉnh Điện Biên đạt 22 giải (4 giải Nhì, 8 giải Ba và 10 giải Khuyến khích), xếp thứ 37/69 đơn vị đăng ký dự thi và thứ 2/7 tỉnh thuộc Cụm thi đua số 1 về số lượng giải, xếp thứ 36/69 đơn vị đăng ký dự thi về chất lượng giải.
4
Lãnh đạo tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Khuyến học tỉnh
 tặng Bằng khen và phần thưởng cho học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2017
 
 Tổ chức thành công Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh lần thứ IV, năm học 2016-2017 có 112 dự án của 41/41 đơn vị đăng ký dự thi; trong đó có 68 dự án được xếp loại theo các lĩnh vực, trong đó: 03 dự án đạt giải Nhất, 20 dự án đạt giải Nhì, 21 dự án đạt giải Ba, 24 dự án đạt giải Khuyến khích; toàn cuộc có 10 dự án được xếp loại, trong đó: 01 Nhất, 02 Nhì, 03 Ba và 04 Khuyến khích. Ban tổ chức đã trao 02 giải Nhất, 02 giải Nhì, 04 giải Ba và 09 giải Khuyến khích cho các đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong Cuộc thi. Tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học khu vực phía Bắc có 04 học sinh đạt giải (02 giải Nhất, 02 giải Khuyến khích).

Tổ chức thành công Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh cấp THPT tỉnh Điện Biên lần thứ II, năm 2017 với 31/31 trường THPT và 205 học sinh tham gia Hội thao. Tham dự Hội thao Giáo dục Quốc phòng và An ninh THPT toàn quốc lần thứ II có 05 học sinh đạt giải Khuyến khích.

Tổ chức và tham gia các cuộc thi qua mạng: Cuộc thi cấp quốc gia Olympic tiếng Anh thông minh - OSE dành cho học sinh phổ thông có 14 học sinh đạt giải (01 giải Vàng, 03 giải Bạc, 03 giải Đồng và 07 giải Khuyến khích); cuộc thi toàn quốc giải Toán, Vật lý qua Internet dành cho học sinh phổ thông có 52 học sinh đạt giải (4 giải Vàng, 17 giải Bạc, 21 giải Đồng, 10 giải Khuyến khích); Cuộc thi toàn quốc Olympic tiếng Anh trên Internet dành cho học sinh phổ thông có 18 học sinh đạt giải (01 giải Vàng, 04 giải Bạc, 02 giải Đồng, 11 giải Khuyến khích).

Tham dự cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học năm học 2016 – 2017 cấp quốc gia, học sinh và giáo viên tỉnh Điện Biên đạt tổng cộng 72 giải/100 sản phẩm dự thi cấp quốc gia, trong đó: học sinh đạt 32 giải (01 giải Nhất, 10 giải Ba và 21 giải Khuyến khích), giáo viên đạt 40 giải ( 01 giải Nhất, 07 giải Nhì, 15 giải Ba và 17 giải Khuyến khích). Đây là kết quả cao nhất trong 5 năm tham gia cuộc thi. 

Tham gia các cuộc thi: Cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng” cấp tỉnh đạt 47 giải (02 giải nhất tiếp tục đăng ký tham gia tiếp vòng thi cấp quốc gia, 05 giải nhì, 10 giải ba, 30 giải khuyến khích); cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng elearning toàn quốc” năm học 2016-2017, có 02/305 sản phẩm dự thi gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt giải (01 giải ba, 01 giải khuyến khích); Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp quốc gia, có 04 giáo viên đạt giải Khuyến khích và 16 giáo viên đạt giải Khuyến khích.

Tổ chức thành công các Hội thi: Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” tỉnh Điện Biên lần thứ V, năm 2017 với 41 đoàn tham dự và 192 tiết mục của tham dự. Ban tổ chức đã trao 18 giải A,  25 giải B, 27 giải C cho các tiết mục và 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 04 giải Ba, 09 giải Khuyến khích toàn đoàn; Hội thi thí nghiệm thực hành dành cho học sinh lớp 11 THPT cấp tỉnh lần thứ nhất năm học 2016-2017 với 10 trường THPT khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên và 90 thí sinh dự thi ở 3 bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.

10. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND tỉnh công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở với 37 thủ tục được chuẩn hóa; công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện với 35 thủ tục, UBND cấp xã với 4 thủ tục; xây dựng 37 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trên Trang thông tin điện tử ngành (www.byporno.net); tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công. Sở và các phòng Giáo dục và Đào tạo duy trì, khai thác sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý văn bản toàn ngành với trên 80% các văn bản chỉ đạo chuyên môn, báo cáo thống kê được chuyển qua mạng.

Tác giả: Mai Hương

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập236
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm223
  • Hôm nay31,382
  • Tháng hiện tại31,382
  • Tổng lượt truy cập68,062,241
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi