cá độ bóng đá trực tuyến xoilac - Game Bài Đổi Thưởng

banner

VP- Những chiếc “cầu nối” ở lớp học vùng cao

Chủ nhật - 17/09/2017 21:42
byporno.net - Ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngôn ngữ xưa nay vẫn là rào cản lớn nhất khiến trẻ khó tiếp cận kiến thức trong các trường học, nhất là đối với trẻ mầm non. Với mục tiêu tạo “cầu nối”, lấp đầy khoảng cách ngôn ngữ giữa thầy và trò tại các trường học vùng cao, chương trình Bà mẹ trợ giảng (BMTG) do tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ đã chính thức được triển khai từ năm 2011 ở 2 huyện (Tuần Giáo, Tủa Chùa) của tỉnh Điện Biên. Cho đến nay, những BMTG đã thực sự trở thành chiếc “cầu nối” của giáo dục vùng cao.
Tự tin đến lớp với BMTG

Là 1 trong 7 trường học nằm trong vùng triển khai của chương trình BMTG, Trường Mầm non Xá Nhè hiện có 4 bà mẹ tham gia trợ giảng. Theo cô giáo Trần Thị Phương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, do nhu cầu về ngôn ngữ là chủ yếu nên việc lựa chọn BMTG được ưu tiên các tiêu chí, như: Thông thạo tiếng Việt, tự tin trong giao tiếp, thân thiện, gần gũi với trẻ... và tối thiểu phải tốt nghiệp từ lớp 9 trở lên. Họ chủ yếu được bố trí ở các lớp bé, trẻ đang phát triển về ngôn ngữ để hỗ trợ giáo viên trong các bài giảng và giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập với môi trường lớp học.
1
Ban giám hiệu Trường Mầm non Xá Nhè trao đổi chuyên môn nghiệp vụ với các bà mẹ trợ giảng.
 
Với 99% dân số là người dân tộc thiểu số, nên việc tiếp cận các chương trình giáo dục của trẻ, nhất là bậc học mầm non ở Xá Nhè hết sức khó khăn. Vận động học sinh ra lớp đã khó, giúp trẻ hòa nhập với môi trường giáo dục lại càng khó khăn hơn. Theo các giáo viên trao đổi, những ngày đầu đến lớp phần lớn trẻ đều tỏ ra run sợ, ngồi im một góc và chậm hưởng ứng theo các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Thế nhưng những hạn chế này đều được khắc phục với sự có mặt của BMTG chính là người địa phương, trẻ tự tin hòa nhập hơn hẳn; hưởng ứng, thậm chí tham gia nhiệt tình vào các hoạt động trong lớp, chủ động và tiếp nhận các bài giảng tốt hơn. Điều này không chỉ phía nhà trường mà cả những bậc phụ huynh là người dân tộc thiểu số cảm nhận. Từ đó, họ thay đổi suy nghĩ, đồng thuận và yên tâm tạo điều kiện cho con em mình đến lớp; còn bọn trẻ thì lại hứng thú hơn với mỗi ngày đến trường. Các BMTG vì thế cũng được phát huy vai trò nhiều hơn, cùng tham gia các hoạt động trong lớp, hỗ trợ giáo viên giảng dạy ở những nội dung khó, cần phải giải thích và chăm sóc cho trẻ.

“Từ khi triển khai dự án, năm nào chúng tôi cũng làm phép so sánh thì nhận thấy sự chênh lệch giữa phát triển ngôn ngữ, nhận thức cũng như khả năng tư duy của trẻ giữa lớp có và không có BMTG ít nhất là 5%” – Cô giáo Trần Thị Phương cho biết thêm.

Triển khai thí điểm từ năm 2009, và chính thức khởi động vào năm 2011, đến nay, chương trình BMTG đã có mặt tại 7 trường học, thuộc 4 xã (Mường Báng, Sính Phình, Xá Nhè, Tủa Thàng), với sự tham gia của 11 bà mẹ. “Cho đến nay, các bà mẹ đều phát huy vai trò của mình tại các lớp học. Sự hiện diện của BMTG trong lớp học đã khiến giờ học sinh động, sôi nổi hơn. Kiến thức mà giáo viên truyền tải sẽ được học sinh tiếp thu tối đa, và khả năng hiểu, giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ cũng được nâng lên. Điều này thấy rõ thông qua kết quả giáo dục của các nhà trường hàng năm; nhất là khi tổ chức các hội thi thì trẻ thuộc chương trình tham gia nhiệt tình, cho thấy sự tự tin, hoạt ngôn và mạnh dạn hơn. Đây chính là tiền đề quan trọng để trẻ chủ động và tự tin lĩnh hội kiến thức ở các bậc học tiếp theo” – ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Giáo dục huyện Tủa Chùa nhận định.

Gắn bó vì tình yêu với trẻ

Lý Thị Dinh (SN 1994) – một trong 11 BMTG tại huyện Tủa Chùa, đồng thời cũng là người có thâm niên lâu nhất khi gắn bó với công việc này từ những ngày đầu triển khai dự án. Hiện Dinh đang tham gia trợ giảng tại Trường Mầm non Xá Nhè và được tin tưởng giao cho đảm nhiệm lớp học đông nhất, với 31 học sinh. Nhớ lại khoảng thời gian gần 10 năm kể từ khi tiếp cận làm quen với công việc của một BMTG, Dinh tâm sự: “Mới đầu em thấy rất khó khăn vì chưa biết việc, có những đồ dùng dụng cụ mình gọi được tên nhưng khó giải thích để cho trẻ hiểu. Rồi những năm sau này, lịch lên lớp kín cả ngày, em chẳng còn thời gian giành cho gia đình. Trong khi đó, khoản trợ cấp những năm đầu là 400.000 đồng, sau này nâng lên được 1.150.000 đồng/tháng, không đủ trang trải cuộc sống. Chồng và gia đình lại không cảm thông, có lần em đã nghĩ đến việc nghỉ làm. Nhưng ở nhà 1, 2 ngày thấy tay chân trống trải, người như muốn ốm, nhớ bọn trẻ em lại mò lên lớp. Mọi khó khăn sau đó em đều cố gắng khắc phục, miễn sao hàng ngày được lên lớp, cùng học tập, vui chơi với bọn trẻ”.

Dinh cũng tâm sự, mỗi khi vận động được một đứa trẻ ra lớp; chứng kiến chúng từ lúc còn bỡ ngỡ, nhút nhát cho đến khi hòa nhập được với môi trường lớp học, hay giúp chúng hiểu ra được một nội dung học mà cô giáo truyền tải, em thấy vui và hạnh phúc. Đó là lý do để Dinh luôn gắn bó công việc này và nhận được nhiều lời khen ngợi của các cấp giáo dục.
2
Chị Sùng Thị Thanh chuẩn bị lớp học.
 
Ít thâm niên hơn, nhưng lại trải qua nhiều khó khăn hơn Dinh, đó là chị Sùng Thị Thanh (SN 1986). Hiện chị Thanh đang đảm nhiệm công việc BMTG tại điểm bản Pàng Nhang. Tham gia chương trình cho đến nay được gần 7 năm thì có đến 4 lần chị xin nghỉ việc. Có rất nhiều lý do, như: Bệnh tật, áp lực gia đình, bận chăm con, rồi chăm cháu... Thế nhưng, cũng bằng đó lần vì tình yêu thương với chính con em đồng bào dân tộc mình mà chị quay lại với công việc. “Hiểu được hoàn cảnh của gia đình tôi, nhà trường cũng tạo điều kiện để tôi phụ trách lớp tại điểm gần nhà, lại bố trí cho tôi làm thêm công việc nấu ăn cho trẻ, với mức phụ cấp 1,2 triệu đồng/tháng. Nghĩ lại, giờ đây tôi thấy mình may mắn vì vẫn quyết tâm gắn bó với nghề, vừa có thu nhập mà lại được làm việc mình yêu thích”.

Tuy nhiên, đến tháng 5/2017 chương trình kết thúc đã để lại sự hụt hẫng cho hầu hết BMTG cũng như các nhà trường nơi họ công tác. Đây cũng chính là trăn trở của chính quyền và ngành giáo dục địa phương. Để tiếp tục phát huy hiệu quả chương trình, tầm cỡ hơn là tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, bên cạnh mong muốn được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, tổ chức thì ngành giáo dục địa phương cũng đã chủ động xây dựng và được UBND huyện thông qua dự án cùng tên, giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2015. Đề án đã đề cập đến nhiều giải pháp và chỉ tiêu cụ thể, với mục tiêu chính là tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đảm bảo các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức ở các cấp học tiếp theo. Với vai trò và sự cần thiết của các BMTG, trong rất nhiều giải pháp mang tính bền vững, đề án vẫn tiếp tục định hướng duy trì mô hình BMTG, bằng cách sử dụng cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ là chính các BMTG hiện tại. Vì phải cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương, nên mức hỗ trợ đối với các đối tượng này sẽ giảm nhiều so với trước đây. Song, tin tưởng rằng, bằng tình yêu với con trẻ, các BMTG mà nay với tên gọi mới là cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ sẽ tiếp tục gắn bó với nghề, và họ vẫn sẽ là “nhịp cầu” không thể thiếu trong các lớp học vùng cao.

Tác giả: Hà Linh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Quản lý thành viên
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập947
  • Máy chủ tìm kiếm643
  • Khách viếng thăm304
  • Hôm nay41,495
  • Tháng hiện tại907,267
  • Tổng lượt truy cập67,631,356
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi