byporno.net - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng về các lĩnh vực với các nước trong khu vực và trên thế giới, việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân sẽ tạo điều kiện để nhân dân có thể tham gia sâu hơn, có tính quyết định với tư cách chủ thể vào những vấn đề quan trọng của đất nước, xây dựng đất nước công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Ngày 25/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật Trưng cầu ý dân). Chủ tịch nước ký Lệnh số 28/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 công bố Luật Trưng cầu ý dân. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Cũng tại kỳ họp này, ngày 25/11/2015, Quốc hội đã thông qua Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật Phí và lệ phí). Chủ tịch nước ký Lệnh số 27/2015/L-CTN ngày 08/12/2015 công bố Luật Phí và lệ phí. Luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Luật ra đời nhằm khắc phục tồn tại của pháp luật phí, lệ phí hiện hành. Thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính.
Xuất phát từ quan điểm của Đảng và Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động cũng như thực trạng và tình hình tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động. Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 (sau đây gọi là Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015). Chủ tịch nước ký Lệnh số 12/2015/L-CTN ngày 09/7/2015 công bố Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Để tuyên truyền, phổ biến thi hành Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Trưng cầu ý dân, Luật Phí và lệ phí tới cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo đăng tải Đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của các Luật trên để các đơn vị làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về an toàn vệ sinh lao động,
trưng cầu ý dân,
phí và lệ phí./.